Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST: Đề tham khảo số 8

Đề tham khảo số 8 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ai là người đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát?

A. Nguyễn Trãi.

B. Trần Bình Trọng.

C. Nguyễn Chích.

D. Lê Lai.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển giai đoạn từ phòng thủ sang phản công vào thời gian nào?

A. Tháng 9/1426.

B. Tháng 11/1426.

C. Tháng 1/1427.

D. Tháng 5/1427.

Câu 3. Ai là người đã viết thư dụ hàng Vương Thông, mở đường sống cho quân Minh?

A. Lê Lợi.

B. Ngô Sỹ Liên.

C. Chu Văn An.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?

A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.

B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.

C. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.

D. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.

Câu 5. Tác phẩm nổi tiếng về y học dưới thời Lê sơ tên là gì?

A. Bản thảo thực vật toát yếu.

B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

C. Phủ Biên tạp lục.

D. Bản thảo cương mục.

Câu 6. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Nhân Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Thái Tông

Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng về nhà sử học Ngô Sỹ Liên?

A. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442.

B. Ông là thường được người ta gọi là Trạng Sử.

C. Ông từng đảm nhận vị trí quan trọng trong Hàn lâm viện.

D. Ông là tác giả của bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

Câu 8. Việc lập ra hội Tao đàn của vua Lê Thánh Tông đã có ý nghĩa như thế nào?

A. Khuyến khích người dân từ già trẻ, gái trai đều phải biết làm thơ.

B. Đưa việc sáng tác thơ trở thành trào lưu nổi tiếng ở xã hội lúc bấy giờ.

C. Lập ra hội quán cho các nhà thơ có không gian giao lưu.

D. Đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

Câu 9. Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?

A. Thuận Hóa.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngãi

D. Nghệ An.

Câu 10. Công chúa nào của Đại Việt đã được gả cho vua Chăm-pa Chế Mân?

A. Thái Bình công chúa.

B. Chiêu Hoa công chúa.

C. Huyền Trân công chúa.

D. An Tư công chúa.

Câu 11. Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa nào?

A. Đông Sơn.

B. Sa Huỳnh

C. Óc Eo.

D. Phùng Nguyên.

Câu 12. Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là:

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.

B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.

C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc

D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày những nét chính về văn hóa, giáo dục của Đại Việt dưới thời Lê sơ.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan để tha chết cho quân Minh vào ngày 10/12/1427?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Loài động vật là biểu tượng cho đất nước Ô-xtrây-li-a là gì?

A. Gấu trúc.

B. Chim cánh cụt.

C. Sư tử.

D. Cang-gu-ru.

Câu 2. Địa hình ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là gì?

A. Núi lửa

B. San hô

C. Đồng bằng

D. Núi cao

Câu 3. Nhận định nào không đúng về đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a?

A. Quy mô dân số không lớn và tỉ suất tăng dân số tự nhiên thấp.

B. Cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình tăng.

C. Dân cư phân bố chủ yếu ở phía Tây.

D. Mức độ đô thị hóa cao.

Câu 4. Số dân Ô-xtrây-li-a tăng nhanh là do nguyên nhân nào?

A. Do quy mô dân số cao.

B. Do tỉ lệ dân nhập cư từ châu Âu tăng.

C. Do tỉ lệ dân số trong tuổi sinh cao.

D. Do tỉ suất tăng dân số tự nhiên thấp.

Câu 5. Ô-xtrây-li-a triển khai “Chương trình quốc gia về chăm sóc đất” không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Thúc đẩy các phương pháp canh tác mới.

B. Phủ xanh đất trống.

C. Phổ biến các giải pháp kỉ thuật.

D. Canh tác đất trong trồng cây công nghiệp.

Câu 6. Nguyên nhân làm cho diện tích rừng ở Ô-xtrây-li-a suy giảm là do đâu?

A. Do khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu.

B. Do hoạt động chặt phá rừng trái phép của người dân.

C. Do khai thác khoáng sản.

D. Do hoạt động của con người.

Câu 7. Châu Nam Cực được bao bọc xung quanh bởi địa hình nào?

A. Các dãy núi.

B. Các lục địa.

C. Các biển và đại dương.

D. Các sơn nguyên băng.

Câu 8. Tính đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có bao nhiêu thành viên?

A. 53 thành viên.

B. 54 thành viên. 

C. 55 thành viên.

D. 56 thành viên.

Câu 9. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất ở Châu Nam Cực?

A. Than, sắt, kim cương

B. Dầu mỏ, khí đốt

C. Than, sắt

D. Vàng, đồng, chì

Câu 10. Mưa ở châu Nam Cực chủ yếu ở dạng nào sau đây?

A. Tuyết rơi

B. Mưa đá

C. Mưa phùn

D. Băng giá

Câu 11. Đô thị Ba-bi-lon ở đâu?

A. Trung Quốc

B. Campuchia

C. Lưỡng Hà

D. Ấn Độ 

Câu 12. Thành thị châu Âu trung đại ra đời gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế nào?

A. thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp. 

C. dịch vụ.

D. thương mại.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Nam Cực.

Câu 2. (0,5 điểm) Những năm gần đây, cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a ngày càng dữ dội. Vì sao các nhà chuyên gia lại đánh giá cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế giới?

BÀI LÀM

 ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

A

D

C

A

C

B

D

B

C

B

C

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

* Giáo dục:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.  

- Xây dựng Quốc Tử Giám ở kinh thành. Ở đạo, phủ đều có trường học.

- Mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại.

- Những người đỗ đạt được khắc tên vào văn bia ở Văn Miếu.

* Văn hóa:

- Tôn giáo: 

+ Nho giáo: chiếm vị trí độc tôn.

+ Phật giáo, Đạo giáo: bị hạn chế.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán: chiếm ưu thế: Bình Ngô đại cáo, Quỳnh Uyển cửu ca,…

+ Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).

- Địa lí: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (Lê Thánh Tông – 1490)

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu (Phan Phu Tiên).

- Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu).

- Nghệ thuật: Nhã nhạc cung đình ra đời, tuồng, chèo rất phát triển, giữ vị trí quan trọng.

- Kiến trúc: tiêu biểu là các công trình lăng tẩm, cung điện.

- Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau chuốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện.

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

 

 

0,1

0,1

 

0,1

 

 

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

 

0,1

 

0,1

Câu 2 

(0,5 điểm)

Quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427 vì:

- Tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay.

- Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

C

B

D

A

C

B

C

A

C

A

II. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1.5 điểm)

* Địa hình:

- Địa hình được bao phủ bởi lớp băng dày có bề dày là 1720m.

- Độ cao trung bình: 2040m.

- Bề mặt bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ.

- Phần trung tâm có địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dần.

- Ở Nam Cực có các băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng bờ biển nông.

- Hai băng thềm lục địa lớn nhất: băng thềm Phin-xne và băng thềm Rốt.

*  Khoáng sản:

- Có các tài nguyên khoáng sản như than đá, sắt,…

- Phân bố: 

+ Than đá, sắt: tập trung ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông.

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên: vùng thềm lục địa.

- Các khoáng sản đang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.

 

0.15

 

0.15

0.15

 

0.15

 

0.15

 

0.15

 

 

0.15

 

0.15

 

0.15

0.15

Câu 2 

(0.5 điểm)

Các nhà chuyên gia lại đánh giá cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế giới vì:

- Khói từ các đám cháy rừng bay lên tầng cao có thể khiến suy giảm tầng ô-dôn, gây ra thủng tầng ô-dôn ở Nam Cực.

- Ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây thiệt hại về người và tài sản.

- Phá hủy môi trường sống của các loài động thực vật, nhiều loài động vật bị cướp đi mạng sống.

 

 

0,2

 

0,15

 

0,15

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

3

 

 

 

1

 

 

1

4

1

1.5

Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

 

2

1

 

 

 

 

4

1

2.5

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

3

 

 

 

1

 

 

 

4

 

1.0

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

Phân môn địa lí

Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

0.5

Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

 

 

1

 

1

 

 

 

2

 

0.5

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

 

 

1

 

1

 

 

1

2

1

1.0

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

0.5

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

2

 

 

1

 

 

 

 

2

1

2.0

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

0.5

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

5 %

5.0 điểm

50 %

5 điểm

                

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Chỉ ra người đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát.

- Xác định thời gian khởi nghĩa Lam Sơn chuyển từ giai đoạn phòng thủ sang phản công.

- Chỉ ra người đã viết thư dụ hàng Vương Thông, mở đường sống cho quân Minh.

 

3

 

C1, 2, 3

Vận dụng

- Chỉ ra điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn ở hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang.

 

1

 

C4

VD cao

- Giải thích vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan để tha cho quân Minh vào ngày 10/12/1427.

1

 

C2

 

Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Chỉ ra tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ.

- Xác định thời vua ban hành bộ Luật Hồng Đức.

 

2

 

C5, 6

Thông hiểu

- Nêu nội dung không đúng về nhà sử học Ngô Sỹ Liên.

- Nêu ý nghĩa việc lập ra hội Tao đàn.

- Trình bày những nét chính về văn hóa, giáo dục của Đại Việt dưới thời Lê sơ.

1

2

C1

C7, 8

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Nhận biết

- Chỉ ra đạo thừa tuyên mà vua Lê Thánh Tông đã lập sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a.

- Chỉ ra công chúa được gả cho vua Chăm-pa.

- Cơ sở văn hóa hình thành nên quốc gia cổ Chăm-pa

 

3

 

C9, 10, 11

Vận dụng

- Nêu điểm khắc biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa.

 

1

 

C12

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Nhận biết

- Chỉ ra lời động vật là biểu tượng cho đất nước Ô-xtrây-li-a.

- Xác định địa hình chủ yếu ở Niu Di-len và chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

 

2

 

C1, 2

Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Thông hiểu

- Nêu nhận định không đúng về đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân số dân Ô-xtrây-li-a tăng nhanh.

 

1

 

C4

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Thông hiểu

- Nêu mục đích của việc triển khai Chương trình quốc gia về chăm sóc đất.

 

1

 

C5

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân làm cho diện tích rừng ở Ô-xtrây-li-a suy giảm.

 

1

 

C6

VD cao

- Giải thích tại sao các nhà chuyên gia lại đánh giá cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế giới

1

 

C2

 

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra địa hình bao bọc châu Nam Cực.

- Xác định số lượng các thành viên của Hiệp ước Nam Cực tính đến 2020.

 

2

 

C7, 8

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra loại khoáng sản có nhiều nhất ở châu Nam Cực.

- Chỉ ra dạng mưa chủ yếu ở châu Nam Cực.

 

2

 

C9, 10

Thông hiểu

- Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Nam Cực.

1

 

C1

 

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Nhận biết

- Xác định đô thị Ba-bi-lon nằm ở quốc gia nào.

- Chỉ ra ngành kinh tế gắn liền với sự ra đời của thành thị châu Âu trung đại.

 

2

 

C11, 12

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời Đề tham khảo số 8, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác