Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?
A. Lê Lợi
B. Nguyễn Chích
C. Nguyễn Trãi
D. Trần Nguyên Hãn
Câu 2. Tháng 11/1426, tướng nào đã chỉ huy viện binh nhà Minh kéo đến Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ? nb19
A. Thoát Hoan.
B. Liễu Thăng.
C. Vương Thông.
D. Mộc Thạch
Câu 3. Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1425.
B. Tháng 9 năm 1426.
C. Tháng 10 năm 1426.
D. Tháng 11 năm 1426.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 5. Bộ máy chính quyền phong kiến nước ta được hoàn thiện nhất dưới triều vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Nhân Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Hiến Tông.
Câu 6. Kinh đô của nước ta dưới triều Lê sơ là:
A. Hoa Lư.
B. Đông Kinh.
C. Huế.
D. Lam Kinh.
Câu 7. Bộ luật nổi tiếng của nước ta dưới thời Lê sơ là:
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Đại Việt luật lệ.
Câu 8. Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
A. Bị chết nhiều
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
C. Quan lại không cần nô tì nữa
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 9. Chăm-pa nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt vào năm nào?
A. Năm 1060.
B. Năm 1069.
C. Năm 1070.
D. Năm 1079.
Câu 10. Chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia kéo dài bao nhiêu năm?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 1000 năm.
D. 2000 năm.
Câu 11. Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?
A. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
B. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
B. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
C. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày tóm tắt diễn biến những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 – 1427.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Châu Đại Dương phần lớn diện tích nằm ở bán cầu nào?
A. Bán cầu Bắc
B. Bán cầu Tây
C. Bán cầu Nam
D. Bán cầu Đông
Câu 2. Lục địa Ô-xtrây-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến bao nhiêu?
A. 10oN đến khoảng 39oN.
B. 10oN đến khoảng 89oB.
C. 10oB đến khoảng 39oN.
D. 20oN đến khoảng 39oN
Câu 3. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia Ô-xtrây-li-a là gì?
A. Tiếng Anh.
B. Tiếng La-tinh.
C. Tiếng Pháp.
D. Tiếng Do Thái.
Câu 4. Các đô thị ở quốc gia Ô-xtrây-li-a chủ yếu phân bố ở đâu?
A. Vùng trung tâm
B. Khu vực đông bắc
C. Vùng rìa phía tây
D. Ven biển phía đông nam
Câu 5. Ô-xtrây-li-a là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác những loại khoáng sản nào sau đây?
A. Than đá, u-ra-ni-um, ni-ken, chì.
B. Than đá, u-ra-ni-um, bô-xít, đồng.
C. Bô-xít, chì, đồng, vàng.
D. Kim cương, sắt, vàng, quặng.
Câu 6. Diện tích rừng ở Ô-xtrây-li-a hiện nay là bao nhiêu?
A. 133,8 triệu ha.
B. 120,1 triệu ha.
C. 129,5 triệu ha.
D. 134,0 triệu ha .
Câu 7. Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm nào?
A. Năm 1957.
B. Năm 1958.
C. Năm 1959.
D. Năm 1960.
Câu 8. Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 12 quốc gia.
B. 30 quốc gia.
C. 54 quốc gia.
D. 76 quốc gia.
Câu 9. Đặc điểm thời tiết nào sau đây đúng với châu Nam Cực?
A. Có gió bão nhiều nhất thế giới.
B. Nắng mưa thất thường.
C. Mùa hè hay có mưa đá.
D. Áp thấp hoạt động quanh năm.
Câu 10. Tại sao nói Nam Cực là lục địa cao nhất Địa Cầu?
A. Do bề mặt lục địa được bao phủ bởi băng tuyết.
B. Địa hình phân hóa đa dạng.
C. Bề dày trung bình của tầng băng ở lục địa Nam Cực cao.
D. Do địa hình có dạng hình khiên khổng lồ.
Câu 11. Cơ sở cho sự xuất hiện trở lại của thành thị châu Âu là
A. sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.
B. sản xuất nông nghiệp trong các đồn địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.
C. thương mại phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.
D. sự cạnh tranh giữa các nước.
Câu 12. Nguyên nhân nào hình thành các đô thị cổ đại phương Đông?
A. Sự phát triển của sản xuất.
B. Dân số tăng.
C. Mở rộng khu dân cư và sự phân hóa lao động
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của châu Đại Dương.
Câu 2. (0,5 điểm) Chứng minh Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | C | B | B | C | B | B | D | B | B | A | C |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | - Tháng 9/1426: nghĩa quân tiến ra Bắc và liên tiếp đánh thắng nhiều trận. → Kết quả: quân Minh rút vào thành Đông Quan cố thủ và chờ viện binh. * Trận Tốt Động – Chúc Động: - Tháng 11/1426: Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ. - Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động – Chúc Động. → Kết quả: - Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề. - Nghĩa quân vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện. * Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang: - Tháng 10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạch dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả tiến vào nước ta cứu viện. - Tại Chi Lăng, quân Minhn rơi vào trận địa phục kích của quân ta, Liễu Thăng bị chém đầu, số quân còn lại rút chạy về Xương Giang. - Mộc Thạch nghe tin Liễu Thăng tử trận, vội vàng rút quân về nước. * Hội thề Đông Quan: - Ngày 10/12/1427: tại phía Nam thành Đông Quan đã diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh. | 0.15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15 |
Câu 2 (0,5 điểm) | Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực là do: - Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh. - Những chính sách, biện pháp tích cực của nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển. - Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước. - Nhân dân ta có truyền thống hiếu học. | 0,5 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | A | A | D | A | D | C | C | A | C | A | D |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.5 điểm) | * Khí hậu: - Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, phân hóa từ bắc xuống nam, từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới. - Các đới khí hậu phân hóa thành các kiểu: + Kiểu khí hậu nhiệt đới khô và kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: phân bố rộng nhất. + Khí hậu ôn đới hải dương: một phần phía nam. + Khí hậu núi cao: phía đông và đông nam. - Khí hậu phân hóa từ đông sang tây: + Phía đông: kiểu khí hậu đại dương, lượng mưa lớn. + Vào sâu trong lục địa: biên độ nhiệt lớn, lượng mưa thấp. * Sinh vật: - Hệ động – thực vật phong phú và độc đáo: có 370 loài động vật có vú, 830 loài chim, 4 500 loài cá. - Có những loài đặc hữu: thú có túi, căng-gu-ru, chuột túi, thú mỏ vịt. - Các khu rừng nhiệt đới phát triển ở phía nam và đảo Ta-xma-ni-a. - Có những cây bản địa đặc trưng: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm. |
0.15
0.15
0.15 0.15
0.15 0.15
0.15
0.15
0.15
0.15 |
Câu 2 (0.5 điểm) | Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng: - Đây là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa. - Văn hóa Ô-xtrây-li-a còn là sự kết hợp giữa văn hóa của người bản địa với văn hóa của người nhập cư. - Nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. - Nền văn hóa bản địa được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn hàng nằm như: lễ hội Ô Va-lây, lễ hội thổ dân Lô-ra,… - Có khoảng 300 ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp, tiếng anh là ngôn ngữ chính thức. |
0,1 0,1
0,1
0,1
0,1
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 3 |
|
| 1 | 1 |
|
| 1 | 4 |
| 2.5 | ||||
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 3 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 4 |
| 1.5 | ||||
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 4 |
| 1.0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 0.5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
Phân môn địa lí | |||||||||||||||
Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương | 2 |
|
| 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2.0 | ||||
Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a | 2 |
|
|
|
|
|
| 1 | 2 | 1 | 1.0 | ||||
Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực |
|
| 1 |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại |
|
| 1 |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | - Nêu tên nhân vật đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An. - Nêu tên tướng của nhà Minh đã chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ tháng 11/1426. - Xác định thời gian nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc. |
| 3 |
| C1, 2, 3 |
Thông hiểu | - Trình bày diễn biến biến những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 – 1427. | 1 |
| C1 |
| |
Vận dụng | - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn |
| 1 |
| C4 | |
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Triều đại mà bộ máy chính quyền phong kiến nước ta hoàn thiện nhất. - Kinh đô nước ta dưới triều Lê sơ. - Tên của bộ luật nước ta dưới thời Lê sơ. |
| 3 |
| C5, 6, 7 |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân số lượng nô tì thời Lê sơ giảm dần |
| 1 |
| C8 | |
VD cao | - Giải thích tại sao Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Nhận biết | - Xác định thời gian Chăm-pa nhường ba châu cho Đại Việt. - Xác định thời gian chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia. |
| 2 |
| C9, 10 |
Thông hiểu | - Nêu tình hình đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam. - Nêu tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu TK X – đầu TK XVI. |
| 2 |
| C11, 12 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương | Nhận biết | - Xác định vị trí của phần lớn diện tích châu Đại Dương. - Xác định phạm vi của lục địa Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C1, 2 |
Thông hiểu | - Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của châu Đại Dương. | 1 |
| C1 |
| |
Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a | Nhận biết | - Chỉ ra ngôn ngữ chính thức của quốc gia Ô-xtrây-li-a. - Chỉ ra khu vực tập trung của các đô thị của quốc gia Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C3, 4 |
VD cao | - Chứng minh Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | Nhận biết | - Xác định các khoáng sản có sản lượng đứng đầu thế giới của Ô-xtrây-li-a. - Chỉ ra diện tích rừng ở Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C5, 6 |
Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra thời gian kí kết hiệp ước Nam Cực. - Chỉ ra số lượng các quốc gia thành viên của Hiệp ước Nam Cực. |
| 2 |
| C7, 8 |
Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực | Thông hiểu | - Nêu đặc điểm thời tiết của châu Nam Cực. |
| 1 |
| C9 |
Vận dụng | - Giải thích tại sao Nam Cực là lục địa cao nhất địa cầu. |
| 1 |
| C10 | |
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại | Thông hiểu | - Nêu cơ sở cho sự xuất hiện trở lại của thành thị châu Âu. |
| 1 |
| C11 |
Vận dụng | - Giải thích nguyên nhân hình thành các đô thị cổ đại phương Đông. |
| 1 |
| C12 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời Đề tham khảo số 5, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5
Bình luận