Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CD: Đề tham khảo số 7
Đề tham khảo số 7 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nghĩa quân Lam Sơn ba lần rút lên vùng nào của nước ta?
A. Lam Sơn (Thanh Hóa).
B. Chí Linh (Thanh Hóa).
C. Ngọc Hồi (Hà Nội).
D. Thường Tín (Hà Nội).
Câu 2. Sau chiến thắng ở trận Tốt Động – Chúc Động, tướng nào của nhà Minh đã phải tháo chạy về thành Đông Quan?
A. Liễu Thăng.
B. Thoát Hoan.
C. Vương Thông.
D. Mộc Thạch.
Câu 3. Hội thề Đông Quan được tổ chức vào thời gian nào?
A. 5/10/1426.
B. 10/10/1426.
C. 20/1/1927.
D. 10/12/1427.
Câu 4. Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?
A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu.
B. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn.
D. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An.
Câu 5. Cả nước dưới thời vua Lê Thánh Tông có mấy đạo thừa tuyên?
A. 10 đạo thừa tuyên.
B. 11 đạo thừa tuyên.
C. 12 đạo thừa tuyên.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 6. Tên làng gốm nổi tiếng thời Lê sơ là gì?
A. Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương).
B. Làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh).
C. Làng gốm Phước Tích (Huế).
D. Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam).
Câu 7. Vua Lê Thánh Tông được người đời ca ngợi là:
A. Vị quân sư tài ba giúp cho Đại Việt đánh thắng quân Minh.
B. Vị anh hùng tài lược, có vốn kiến thức uyên thâm.
C. Thần toán tinh thông, tài năng trong nhiều lĩnh vực.
D. Bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh tình hình chính trị thời Lê sơ?
A. Bộ máy chính quyền hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.
B. Cả nước có 13 đạo thuyền tuyên và một phủ Trung Đô.
C. Đại Việt thực hiện chính sách cống nạp với nhà nước phương Bắc.
D. Chủ quyền quốc gia dưới thời Lê sơ luôn được giữ vững.
Câu 9. Chăm-pa rơi vào khủng hoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ X.
B. Giữa thế kỉ XII.
C. Cuối thế kỉ XIII.
D. Giữa thế kỉ XIV.
Câu 10. Địa điểm giao thương sầm uất nhất của vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:
A. Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Thương cảng Thanh Hà (Thừa Thiên Huế).
C. Thương cảng Thị Nại (Bình Định).
D. Thương cảng Phố Hiến (Hưng Yên).
Câu 11. Tác phẩm điêu khắc của cư dân vùng đất Nam Bộ là gì?
A. Tượng thần, tượng Phật.
B. Hoa văn trên các cung điện.
C. Trống đồng.
D. Tượng Rồng.
Câu 12. Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là:
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày tình hình kinh tế của Đại Việt dưới thời Lê sơ.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan để tha chết cho quân Minh vào ngày 10/12/1427?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Diện tích của lục địa Ô-xtrây-li-a là:
A. 7,6 triệu km2.
B. 8,5 triệu km2.
C. 9,6 triệu km2.
D. 10,5 triệu km2.
Câu 2. Đâu không phải là hoang mạc ở vùng cao nguyên phía tây của lục địa Ô-xtrây-li-a?
A. Hoang mạc Lớn.
B. Hoang mạc Vích-to-ri-a Lớn.
C. Hoang mạc Xa-ha-ra.
D. Hoang mạc Ghíp-sơn.
Câu 3. Đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a là:
A. Khu vực trung tâm có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.
B. Phần lớn lục địa có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương.
C. Phía bắc lục địa có khí hậu cận nhiệt.
D. Phía đông nam lục đia có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
Câu 4. Thủ đô của Ô-xtrây-li-a có tên là gì?
A. Xít-ni.
B. Can-bê-ra.
C. Ôn-ba-ni.
D. Bun-bu-ri.
Câu 5. Ô-xtrây-li-a thuộc Khối liên minh nào trên thế giới?
A. Khối Liên minh châu Âu EU.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.
D. Khối Thịnh vượng chung Anh Commonwealth.
Câu 6. Dân cư Ô-xtrây-li-a tập trung thưa thớt ở vùng trung tâm do đâu?
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khô hạn.
C. Sông ngòi thưa thớt.
D. Nhiều thiên tai.
Câu 7. Loài vật nào không sống ở Nam Cực?
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Cá voi.
D. Đà điểu.
Câu 8. Châu Nam Cực nằm trong khoảng vị trí nào?
A. Vòng cực nam – Cực nam.
B. Chí tuyến nam – Vòng cực nam.
C. Vòng cực bắc – Cực bắc.
D. Xích đạo – Cực nam.
Câu 9. Nguyên nhân châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên là:
A. Khí hậu lạnh và khô hạn.
B. Khí hậu khô nóng.
C. Địa hình hiểm trở.
D. Ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 10. Đô thị A-ten ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ X TCN.
B. Thế kỉ V TCN.
C. Thế kỉ VIII TCN.
D. Thế kỉ I TCN.
Câu 11. Văn hóa Phục Hưng khởi đầu tại quốc gia nào?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Tây Ban Nha.
D. Ý.
Câu 12. Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để làm gì?
A. tạo việc làm.
B. trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.
C. kinh doanh kiếm lợi nhuận.
D. trao đổi sản phẩm, tăng tính đoàn kết giữa các vùng.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm lịch sử và văn hóa của Ô-xtrây-li-a.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | C | D | B | D | A | B | C | D | C | A | C |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | * Sự thành lập nhà Lê sơ: - Tháng 4/1428: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh. - Các chức quan cao cấp thời Lê sơ thời gian đầu đều do những tướng lĩnh từng có công trong cuộc khởi nghĩa nắm giữ. - Việc làm: + Hoàn thiện bộ máy chính quyền, phong chức tước, ban cấp ruộng đất cho các công thần. + Tiến hành nhiều chính sách khắc phúc chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. * Tình hình chính trị: - Bộ máy chính quyền: + Hoàn thiện chặt chẽ, vua nắm mọi quyền hành. + Có 13 đạo thừa tuyên → phủ → huyện, châu, xã. - Quân đội: + Tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. + Tiến hành nhiều biện pháp xây dựng quân đội tinh nhuệ, kĩ thuật cao, đặt dưới sự thống lĩnh tối cao của nhà vua. - Luật pháp: ban hành bộ luật Quốc triều hình luật với nội dung chính là bảo vệ quyền lợi vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lợi phụ nữ,… - Ngoại giao: thực hiện chính sách hòa hiếu nhưng luôn kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. |
0.15
0.15
0.15
0.15
0.15 0,15
0,15 0,15
0,15
0,15 |
Câu 2 (0,5 điểm) | Quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427 vì: - Tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay. - Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc. |
0,25
0,25 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | C | A | B | D | B | D | A | A | C | D | B |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.5 điểm) | * Lịch sử: - Năm 1606: người Hà Lan phát hiện ra Ô-xtrây-li-a. - Năm 1770: Thuyền trưởng Giêm-cúc đến Ô-xtrây-li-a. - Sau đó, Anh đưa tù nhân và di dân đến định cư, khai phá Ô-xtrây-li-a. - Năm 1788: Anh thiết lập chế độ thuộc địa ở Ô-xtrây-li-a. - Năm 1901: Ô-xtrây-li-a giành được độc lập. - Năm 1967: người bản địa được công nhận là công dân. - Ô-xtray-lia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, người đứng đầu là Nữ hoàng Anh. * Văn hóa: - Có di sản văn hóa độc đáo từ người bản địa và những đặc điểm văn hóa từ các dòng nhập cư từ châu Âu và châu Á. - Sự chung sống và hòa huyết giữa người bản địa và người nhập cư tạo nên một nền văn hóa đa dạng. → Ảnh hưởng: mang lại những lợi thế cho sự phát triển kinh tế nhưng đặt ra vấn đề xã hội. |
0.15 0.15 0.15
0.15 0.15 0.15 0.15
0.15
0.15
0.15 |
Câu 2 (0.5 điểm) | Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc vì: - Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa. - Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Australia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn. - Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít. |
0,2
0,15
0,15 |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 3 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 1.5 | ||||
Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527) | 2 |
| 2 | 1 |
|
|
|
| 4 | 1 | 2.5 | ||||
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | 3 |
|
|
| 1 |
|
|
| 4 |
| 1.0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 0.5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
Phân môn địa lí | |||||||||||||||
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1.25 | ||||
Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | 2 |
|
| 1 | 1 |
|
|
| 3 | 1 | 2.25 | ||||
Bài 22: Châu Nam Cực | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
| 3 |
| 0.75 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | - Chỉ ra khu vực nghĩa quân Lam Sơn ba lần rút quân. - Nêu tên tướng của nhà Minh phải tháo chạy về thành Đông Quan sau chiến thắng ở Tốt Động – Chúc Động. - Xác định thời gian tổ chức Hội thề Đông Quan. |
| 3 |
| C1, 2, 3 |
Vận dụng | - Nêu lí do Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích. |
| 1 |
| C4 | |
VD cao | - Giải thích tại sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan để tha chết cho quân Minh vào ngày 10/12/1427. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Chỉ ra số lượng các đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê sơ. - Nêu tên làng gốm nổi tiếng thời Lê sơ. |
| 2 |
| C5, 6 |
Thông hiểu | - Nêu hiểu biết về vua Lê Thánh Tông. - Nêu tình hình chính trị thời Lê sơ. - Trình bày tình hình kinh tế của Đại Việt dưới thời Lê sơ. | 1 | 2 | C1 | C7, 8 | |
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Nhận biết | - Xác định thời gian Chăm-pa rơi vào khủng hoảng. - Chỉ ra địa điểm giao thương sầm uất nhất của vương quốc Chăm-pa từ đầu TK X đến đầu TK XVI. - Chỉ ra tác phẩm điêu khắc của cư dân vùng đất Nam Bộ. |
| 3 |
| C9, 10, 11 |
Vận dụng | - Nêu điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa. |
| 1 |
| C12 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra diện tích của lục địa Ô-xtrây-li-a. - Nêu tên hoang mạc không thuộc vùng cao nguyên phía tây của lục địa Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C1, 2 |
Thông hiểu | - Nêu đặc điểm của lục địa Ô-xtrây-li-a. |
| 1 |
| C3 | |
VD cao | - Giải thích vì sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | Nhận biết | - Chỉ ra tên thủ đô của Ô-xtrây-li-a. - Chỉ ra khối liên minh có Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C4, 5 |
Thông hiểu | - Trình bày đặc điểm lịch sử và văn hóa của Ô-xtrây-li-a. | 1 |
| C1 |
| |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân dân cư Ô-xtrây-li-a tập trung thưa thớt ở vùng trung tâm. |
| 1 |
| C6 | |
Bài 22: Châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra loài vật không sống ở Nam Cực. - Chỉ ra vị trí của châu Nam Cực. |
| 2 |
| C7, 8 |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên. |
| 1 |
| C9 | |
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại | Nhận biết | - Xác định thời gian ra đời của đô thị A-ten. - Nêu tên quốc gia khởi đầu của văn hóa Phục hưng. |
| 2 |
| C10, 11 |
Thông hiểu | - Nêu mục đích thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ. |
| 1 |
| C12 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Cánh diều Đề tham khảo số 7, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CD, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 7
Bình luận