Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân Anh ở Ấn Độ?

       A. Tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của công xã để lập đồn điền.

       B. Đẩy mạnh vơ vét nguồn nguyên liệu ở thuộc địa để phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

       C. Tiến hành bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.  

       D. Đầu tư phát triển công nghiệp để thu hút lợi nhuận.  

       Câu 2 (0,25 điểm). Câu ca dao phản ánh thực trạng gì trong xã hội nhà Nguyễn?  

“Con ơi mẹ bảo con này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

       A. Nạn cướp, phá hoành hành.   

       B. Quan lại bắp cướp bảo vệ dân.

       C. Tệ tham quan ô lại.  

       D. Nhân dân cần cảnh giác trước nạn cướp giật.     

       Câu 3 (0,25 điểm). Tướng Giơnuiy (người Pháp) đã từng có nhận định rằng: “Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”. Đây là câu nói thể hiện cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân ta ở thời điểm nào?

       A. Khi Pháp thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

       B. Khi Pháp thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.     

       C. Khi Pháp bị cầm chân suốt 5 tháng ở bán đảo Sơn Trà.   

       D. Khi Pháp thất bại hoàn toàn ở mặt trận Gia Định.   

       Câu 4 (0,25 điểm). Thương cảng nào của Vương quốc Phù Nam nổi tiếng trong giao thương với Chăm – pa và các nước khác trong khu vực?  

       A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

       B. Hội An (Đà Nẵng).  

       C. Óc Eo (An Giang).  

       D. Hội Triều (Thanh Hóa)

       Câu 5 (0,25 điểm). Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ:

       A. Xuất phát từ những truyền thống yêu nước khác nhau.

       B. Chịu sự tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.   

       C. Có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.  

       D. Chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.   

       Câu 6 (0,25 điểm). Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý – Trần?  

       A. Vân Đồn (Quảng Ninh).     

       B. Óc Eo (An Giang).     

       C. Phú Quốc (Kiên Giang).  

       D. Tân Châu (Bình Định).  

       Câu 7 (0,25 điểm). Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống: “Lòng yêu nước của …. Không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”. (Theo Mác – xen Gô Chi – ê, Ông vua bị lưu đầy)

       A. Phan Đình Phùng.  

       B. Phan Châu Trinh.  

       C. Tôn Thất Thuyết.  

       D. Vua Hàm Nghi.    

       Câu 8 (0,25 điểm). Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?

“Trong Nam tên tuổi nổi như cồn,

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.

Dấu đạn bay rêm tàu bạch quỷ.

Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ.

Cái ấn Bình Tây đất vội chôn”.

       A. Nguyễn Đình Chiểu.  

       B. Nguyễn Trung Trực.   

       C. Trương Định.   

       D. Nguyễn Hữu Huân.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế và xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

       Câu 2 (1,0 điểm). Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

       Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DCCCCACC

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

Tình hình kinh tế, xã hội việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

 - Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam… Tuy nhiên, do địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nên nông dân vẫn không có ruộng đề cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.  

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp: 

Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh. Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.

Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã…) và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng tập trung, thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng, nên một số ngành nghề không phát triển được. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.

 - Về xã hội:  Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn. Lực lượng tham gia gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 2817), của Lê Duy Lương (1833)…

Câu 2 (1,0 điểm).

Những hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.  

- Đầu năm 1905: Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Sau đó, Hội Duy tân đã phát động phong trào Đông dum đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập.  

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Đông (Trung Quốc) nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.  

- Đầu năm 1913: Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai.  

Câu 3 (0,5 điểm).

Không đồng ý với ý kiến: Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

 Giải thích:

- Phong trào Cần Vương mang tính dân tộc, mục tiêu đấu tranh là đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và có sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân.  

- Phong trào này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng sau này:  

+ Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.  

+ Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.  

+ Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử và địa lí 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác