Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 CTST: Đề tham khảo số 7

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 CTST: Đề tham khảo số 7 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sản phẩm của ngành công nghiệp có mục đích gì?

A. Chỉ để phục vụ cho ngành công nghiệp.

B. Chỉ để phục vụ cho ngành dịch vụ.

C. Chủ yếu phục vụ xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ.

D. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 2. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động?

A. Thực phẩm.

B. Thuỷ điện.

C. Dệt - may.

D. Giày - da.

Câu 3. Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học có đặc điểm gì?

A. Chứa ít hàm lượng khoa học - kĩ thuật và công nghệ.

B. Khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác.

C. Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển.

D. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp.

Câu 4. Than An-tra-xít không  đặc điểm nào sau đây?

A. Độ ẩm cao và có lưu huỳnh.

B. Có độ bền cơ học cao.

C. Chuyên chở không bị vỡ vụn.

D. Khả năng sinh nhiệt lớn.

Câu 5. Nguồn sản xuất điện nào sau đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng từ gió. 

B. Năng lượng từ Mặt Trời.

C. Năng lượng từ than, dầu mỏ.

D. Năng lượng từ thuỷ triều.

Câu 6. Các hoạt động của sản xuất công nghiệp có tác động tiêu cực nào sau đây đến môi trường tự nhiên?

A. Sử dụng công nghệ hiện đại dự báo, khai thác hợp lí tài nguyên.

B. Tạo ra máy móc khai thác hợp lí nguồn tài, bảo vệ môi trường.

C. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

D. Tạo môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế?

A. Đặc điểm dân số.

B. Thị trường.

C. Điều kiện tự nhiên.

D. Vị trí địa lí.

Câu 8. Về kinh tế, ngành dịch vụ không  vai trò nào sau đây?

A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.

B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.

C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.

D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, đặc biệt là bằng đường bộ?

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Truyền thống, phong tục tập quán.

D. Phân bố dân cư, đô thị.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải đường biển?

A. Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển.

B. Là loại hình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

C. Khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn.

D. Sự phát triển luôn gắn chặt với nội thương.

Câu 11. Ngày Bưu chính thế giới là

A. 9 - 11.

B. 9 - 10.

C. 9 - 12.

D. 9 - 8.

Câu 12. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước là gì?

A. Bình quân máy điện thoại trên 100 dân.

B. Bình quân máy điện thoại trên 150 dân.

C. Bình quân máy điện thoại trên 200 dân.

D. Bình quân máy điện thoại trên 250 dân.

Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

Câu 14. Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là gì?

A. Nhập khẩu.

B. Thương mại.

C. Nội thương.

D. Ngoại thương.

Câu 15. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?

A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.

B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.

C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.

D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.

Câu 16. Năm 2020, trị giá xuất nhập khẩu chiếm bao nhiêu % giá trị GDP của thế giới?

A. 42,2%.

B. 52,2%.

C. 62,2%.

D. 72,2%.

Câu 17. Ngân hàng Thế giới là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm mục đích nào sau đây?

A. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.

B. Thúc đẩy kinh tế cho các nước.

C. Tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

D. Bảo đảm sự ổn định tài chính.

Câu 18. Các quốc gia có ngành du lịch phát triển và thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan thường tập trung ở khu vực

A. Mỹ Latinh.

B, châu Phi.

C. Châu Âu.

D. Nam Á.

Câu 19. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

A. Anh.

B. Đức.

C. Nhật Bản.

D. Hoa Kì.

Câu 20. Để hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên hoá thạch thì con người cần phải làm gi?

A. Ngừng khai thác.

B. Khai thác hợp lí.

C. Tìm kiếm nguồn tài nguyên hóa thạch ở quốc gia khác.

D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.

Câu 21. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là môi trường nào?

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường nhân tạo.

C. Môi trường xã hội.

D. Môi trường địa lí.

Câu 22. Hoạt động nào sau đây gần gũi đối với học sinh trong việc bảo vệ môi trường?

A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.

B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cấp Quốc gia.

C. Tham gia ngày hội môi trường.

D. Truyền thông về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là gì?

A. Tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.

B. Sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.

C. Việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.

D. Hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.

Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với tăng trưởng xanh?

A. Tăng năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng khoa học - công nghệ.

B. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.

C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.

D. Giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm). 

a. Em hãy trình bày quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

b. Nêu đặc điểm, vai trò của điểm công nghiệp.

Câu 2 (2,5 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cơ cấu theo chiều dài đường ô tô, đường sắt trên thế giới năm 2019. Từ đó, rút ra nhận xét.

CƠ CẤU THEO CHIỀU DÀI ĐƯỜNG Ô TÔ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019

(Đơn vị: %)

Châu lục

Châu Á

Châu Âu

Châu Đại Dương

Châu Mỹ

Châu Phi

Tỉ lệ theo chiều dài đường ô tô

42,1

17,7

2,6

29,8

7,8

Tỉ lệ theo chiều dài đường sắt

32,8

20,7

2,9

36,9

6,7

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

1 - D

2 - B

3 - B

4 - A

5 - C

6 - C

7 - D

8 - B

9 - D

10 - D

11 - B

12 - A

13 - B

14 - B

15 - C

16 - B

17 - B

18 - C

19 - D

20 - C

21 - C

22 - C

23 - C

24 - C

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hiểu là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài

+ Với các nước đang phát triển, tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Vai trò, đặc điểm của điểm công nghiệp

- Vai trò: 

+ Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.

Câu 2 (2,0 điểm): 

- Vẽ biểu đồ:

Tech12hTech12h Tech12h

 

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THEO CHIỀU DÀI ĐƯỜNG Ô TÔ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019

(Đơn vị: %)

- Nhận xét:

+ Chiều dài đường ô tô, đường sắt là khác nhau giữa các châu lục

+ Với đường ô tô: châu Á là châu lục có chiều dài đường ô tô dài nhất thế giới (chiếm 42,1%), châu Đại Dương là châu lục có chiều dài đường ô tô ngắn nhất thế giới (chiếm 2,6%).

+ Với đường sắt: châu Mỹ là châu lục có chiều dài đường sắt dài nhất thế giới (chiếm 36,9%), châu Đại Dương là châu lục có chiều dài đường ô tô ngắn nhất thế giới (chiếm 2,9%).

+ Châu Á và châu Mỹ có tỉ lệ chiều dài đường ô tô và đường sắt chiếm tỉ lệ cao nhất trên thế giới, chứng tỏ sự phát triển về vận tải đường ô tô, vận tải đường sắt ở những châu lục này là vô cùng mạnh mẽ, đồng thời mạng lưới đường sá cũng phát triển, phát triển nhiều hệ thống đường cao tốc, nhiều loại hình đường sắt.

+ Châu Đại Dương và châu Phi có tỉ lệ chiều dài đường ô tô và đường sắt chiếm tỉ lệ thấp nhất trên thế giới, chứng tỏ trình độ phát triển về vận tải đường ô tô, vận tải đường sắt ở những châu lục này còn thấp, mạng lưới đường sá, đường sắt còn thưa thớt.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác