Đề thi cuối kì 2 công dân 7 CD: Đề tham khảo số 7

Đề tham khảo số 7 giữa kì 2 công dân 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Điền vào chỗ trống: Vợ, chồng …(1) với nhau, có quyền và nghĩa vụ …(2) về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân,… 

A. (1) bình đẳng, (2) hơn kém nhau.

B. (1) bình đẳng, (2) ngang nhau.

C. (1) công bằng, (2) hơn kém nhau.

D. (1) công bằng, (2) ngang nhau.

Câu 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Luật trẻ em.

B. Luật lao động.

C. Luật tố tụng hình sự.

D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 3. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tệ xã hội?

A. “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.

B. “Tai nghe trống điểm dưới ao/ Ham chơi cờ tướng quên chào bạn xưa”.

C. “Ai lên Tuyên Hóa quê mình/ Chè xanh mật ngọt thắm tình nước non”.

D. “Rượu ngon Bầu Đá mê li/ Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành”.

Câu 4. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.

C. Tất cả các tệ nạn xã hội đều do sự nuông chiều quá mức của cha mẹ gây ra.

D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Câu 5. Ông bà có quyền và nghĩa vụ:

A. Yêu cầu cháu làm bất cứ công việc gì.

B. Phục vụ cháu.

C. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.

D. Phụ thuộc vào cháu.

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.

D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.

C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

Câu 7. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Câu 8. Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, mỗi học sinh có trách nhiệm:

A. Tham gia vào hoạt động truy bắt tội phạm.

B. Xử lí tội phạm theo quy định của pháp luật.

C. Không uống rượu, đánh bạc, biết giữ mình.

D. Giám sát, giáo dục những người phạm tội.

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.

B. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.

C. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.

D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 10. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Nêu gương

C. Học làm theo.

D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?

A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

B. Anh em như thể chân tay.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.

D. Máu chảy ruột mềm.

Câu 12. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo

A. Quy ước của làng xã.

B. Quy định của pháp luật.

C. Cảm tính của chính quyền.

D. Quy định của địa phương.

Câu 13. Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là:

A. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

B. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

C. Bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.

D. Buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.

Câu 14. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lôi kéo trẻ em:

A. Tham gia vào các hoạt động giáo dục.

B. Học tập theo những tấm gương tiêu biểu.

C. Sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.

D. Sử dụng các đồ chơi, trò chơi lành mạnh.

Câu 15. Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là:

A. Ép buộc con làm theo ý mình.

B. Ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. Không coi trọng ý kiến của con.

D. Nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.

Câu 16. Bà K là chủ của một đường dây buôn bán ma túy. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Xử phạt hình sự.

B. Xử phạt hành chính.

C. Khiến trách.

D. Kỉ luật.

Câu 17. Khi phát hiện hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em, chúng ta cần gọi đến đường dây nóng tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đó là số nào sau đây?

A. 111.                       B. 112.                           C. 113.                           D. 114.

Câu 18. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?

A. Giáo viên với học sinh.

B. Cha mẹ với con cái

C. Ông bà và con cháu

D. Anh chị em với nhau.

Câu 19. Tệ nạn xã hội có thể do nguyên nhân nào từ phía xã hội gây ra?

A. Chơi với những người có tiền sử tù tội.

B. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ của bản thân.

C. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ.

D. Môi trường sinh sống không lành mạnh.

Câu 20. Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Ông Q.

B. Bà K và anh T.

C. Bà K.

D. Ông Q và anh T.

Câu 21. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

A. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

B. Dẫn đến tổn thất về kinh tế.

C. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.

D. Gia tăng tình trạng bạo lực gia đình.

Câu 22. Câu tục ngữ “Bạn bè với ả phù dung/ Thân tàn, ma dại, mặt xanh, nanh vàng” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây?

A. Ma túy.

B. Mại dâm.

C. Cờ bạc.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 23. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Chăm sóc, giúp đỡ.

C. Ngược đãi, xúc phạm.

D. Vâng lời, ngoan ngoãn.

Câu 24. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật gọi là:

A. Tập thể.

B. Gia đình.

C. Tổ chức.

D. Môi trường.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Thế nào là tệ nạn xã hội? Cho ví dụ. 

b. Pháp luật nước ta quy định như thế nào để phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ em?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an

Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T.

b. Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Dần dần, Nam trở nên kiêu căng, ngạo mạn, không coi ai ra gì và thường xuyên có thái độ, hành động vô lễ với bố mẹ.

Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tech12h

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CÁNH DIỀU

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

D

C

A

B

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

A

B

B

A

C

D

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

A

D

C

A

B

C

B

       B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ví dụ: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan,…

b. Quy định của pháp luật để phòng tránh tệ nạn xã hội ở trẻ em:

- Trẻ em không được đánh bạc, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích. 

- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm.

- Nghiêm cấm bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

0,75 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2 

(2 điểm)

a. Nhận xét: 

- Hành vi của ông D là sai trái, vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý: tổ chức sử dụng ma tuý và ép buộc người khác sử dụng ma tuý.

Hành vi của T và bố mẹ là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội: kiên quyết từ chối lời dụ dỗ của ông D và nhanh chóng tố giác hành vi với cơ quan công an để có biện pháp xử lí kịp thời.

b. Cả bố mẹ và Nam đều có lỗi vì:

Bố mẹ: 

+ Không thực hiện đúng nghĩa vụ nuôi dạy con của cha mẹ, có biện pháp giáo dục sai lầm.

+ Chiều chuộng, thoả mãn mọi đòi hỏi khiến Nam trở nên tự cao, tự đại.

- Nam: 

+ Có thái độ, hành động thiếu chuẩn mực với bố mẹ.

+ Không thể hiện sự kính trọng, lễ độ đúng với nghĩa vụ của con cái trong gia đình.

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Tệ nạn xã hội

3

0,5

3

 

1

 

2

 

9

0,5

3,25

Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

3

 

2

0,5

 

0,5

1

 

6

1

3,5

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4

 

3

 

1

0,5

1

 

9

0,5

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

0,5

8

0,5

2

1

4

0

24

2

26

Điểm số

2,5

1

2

1

0,5

2

1

0

6

4

10

Tổng số điểm

3,5 điểm

35%

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 công dân 7 Cánh diều Đề tham khảo số 7, đề thi giữa kì 2 công dân 7 CD, đề thi công dân 7 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác