Dễ hiểu giải Vật lí 10 chân trời bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí

Giải dễ hiểu bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Vật lí 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Câu 1: Khi học tập và nghiên cứu Vật lý, học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng?

Giải nhanh:

Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Quan tâm, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

I. Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học vật lý

Câu 1: Quan sát hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của các tia phóng xạ. Từ đó nêu những quy tắc an toàn trong khi làm việc với chất phóng xạ.

BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Giải nhanh: 

Quy tắc an toàn khi làm việc với tia phóng xạ :

  • Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
  • Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

Câu 2: Quan sát Hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Giải nhanh: 

Những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:

Người phụ nữ cầm dây điện không đúng cách, dễ dẫn đến bị giật khi dây điện hở

Người đàn ông tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện => dễ bị điện giật

Trên bàn xuất hiện các vật dụng sắc nhọn như dao, dĩa => dễ gây nên thương tích

Người đàn ông không đeo kính bảo hộ

Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Giải nhanh: 

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân

Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện

Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc

Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện

Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định...

Câu 4: Quan sát Hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm.

 

BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Giải nhanh: 

Biển báo cảnh báo

 Hình ảnh

Ý nghĩa

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Cảnh báo nguy cơ chất độc

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Điện áp cao nguy hiểm chết người

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Cảnh báo chất phóng xạ

 Công dụng của trang thiết bị bảo hộ

 Hình ảnh

Công dụng

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng thí nghiệm

 BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

Chống hóa chất, chống khuẩn

Câu 5: Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm Vật lý 

Giải nhanh: 

BÀI 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ

II. Bài tập

Câu 1: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.

Giải nhanh:

Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ

  •  Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
  • Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ
  • Mặc đồ bảo hộ

Câu 2: Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400 km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng.

Hãy tìm hiểu các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp phải

Giải nhanh: 

Các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành có thể gặp phải:

  • Tổn thương não bộ
  • Khó đi lại
  • Mất trí nhớ

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác