Dễ hiểu giải Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức bài 7: Cây xấu hổ

Giải dễ hiểu bài 7: Cây xấu hổ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 7: CÂY XẤU HỔ

ĐỌC: CÂY XẤU HỔ

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi 1: Em biết gì về loài cây trong tranh?

https://lh7-us.googleusercontent.com/k3QrSii8TlbDw1xDDfwz35gTqMzB8UUrAzvb1sSh1Dge9n5JMTOwGtcnUeA4ApIX8Nk7sMx8-EiA8qt4iqWgD4vPzFX2SJ_sTNvIY81HaNV6WqD7L3guCnEAQeAgb_aUGWiBib6tAoqlg-mWFV2b1Q

Giải nhanh:

Đây là cây xấu hổ vàcó nhiều lá nhỏ li ti màu xanh, nụ hoa màu đỏ đậm và nở ra hoa tím.
Câu hỏi 2: Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, em thử đoán xem loài cây này có gì đặc biệt?

Em biết gì về loài cây trong tranh? Loài cây này có gì đặc biệt?

Giải nhanh:

Cây có dạng lông chim hai lần kép, cuống phụ thì có dáng chân vịt, khi đụng vào thì lá bắt đầu cụp lại.

II. ĐỌC VĂN BẢN: CÂY XẤU HỔ 

( Đọc văn bản sgk Tiếng Việt 4 kết nối tập 1 trang 31, 32)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

Giải chi tiết:

Trong bài đọc Cây xấu hổ khi nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.

Câu hỏi 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao vì chuyện gì?

Giải chi tiết:

Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện có một chú chim xanh xinh đẹp bay tới và đậu lại một thoáng ở nơi đây.

Câu hỏi 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

Giải chi tiết:

Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.

Câu hỏi 4: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

Giải chi tiết:

Câu văn trong bài Cây xấu hổ cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại: Không biết bao giờ con chim ấy quay trở lại?

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Những từ nào dưới đây chỉ đặc điểm

Những từ nào dưới đây chỉ đặc điểm

Giải nhanh:

Đẹp, lóng lánh, xanh biếc.

Câu hỏi 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ: Mình rất tiếc (...)

Những từ nào dưới đây chỉ đặc điểm

Giải nhanh:

- Vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh.

- Vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình. 

- Vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại không nhìn thấy con chim xanh.

IV. NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh

Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh

Giải chi tiết:

Bài tham khảo 1: 

Đoán nội dung của từng tranh:

- Chú Đỗ con đang nằm trên những hạt đất thì chị Mưa xuân đến cho Đỗ tắm mát.

- Đỗ con lại tiếp tục gặp gỡ chị Gió xuân.

- Mặt trời tìm đến đánh thức Đỗ con bằng những tia nắng ấm áp.

- Đỗ con vươn vai tỉnh dậy và cao lớn.

Bài tham khảo 2: 

- Tranh 1: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ và mưa xuân. 

- Tranh 2: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ đã nảy mẩm và gió xuân. 

- Tranh 3: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ với mầm đã lớn và mặt trời. 

- Tranh 4: Hạt đỗ đã lớn thành cây đỗ và mặt trời đang tỏa nắng. 

Bài tham khảo 3: 

- Tranh 1: Chú đỗ con tỉnh dậy sau một thời gian dài ngủ khì trong cái chum. Người đầu tiên chú ta gặp là chị mưa xuân. Chị mưa xuân đem mưa tới tắm mát cho vạn vật và cả chú đỗ con.

- Tranh 2: Khi đỗ con đang ngủ khì thì cậu chợt nghe thấy tiếng sáo vi vu. Thì ra là chị gió xuân. Chị gió xuân rủ đỗ con ngắm nhìn vạn vật khi xuân về. Đỗ con cựa mình, nứt cả chiếc áo. Chú thấy mình lớn phổng lên.

- Tranh 3: Bác mặt trời ban phát những tia nắng ấm áp khẽ lay đỗ con dậy. Khi mà đỗ con vẫn còn lo sợ trên kia sẽ rất lạnh thì bác mặt trời đã quả quyết rằng: Cứ vùng dậy đi rồi bác sẽ sưởi ấm cho cháu.

- Tranh 4: Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác