Dễ hiểu giải Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức bài 16: Khi trang sách mở ra

Giải dễ hiểu bài 16: Khi trang sách mở ra. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA

ĐỌC: KHI TRANG SÁCH MỞ RA

I. KHỞI ĐỘNG 

Câu hỏi: Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc. Giới thiệu về một cuốn sách em thích nhất

Giải nhanh:

- Cuốn Những tấm lòng cao cả, Truyện cổ tích Việt Nam, Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu ký,..

- Cuốn sách mà em thích nhất là Dế Mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài, kể về hành trình phiêu lưu, ngắm nhìn thế giới và hành hiệp trượng nghĩa của chú Dế Mèn.

II. ĐỌC VĂN BẢN: KHI TRANG SÁCH MỞ RA  

( Đọc văn bản sgk Tiếng Việt 4 kết nối tập 1 trang 66, 67)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Sắp xếp các sự vật sau theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu

a. Cánh chim

b. Cỏ dại

c. Người lớn

d. Trẻ con

Giải chi tiết:

Sắp xếp các sự vật theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ:

b. cỏ dại

a. cánh chim

d. trẻ con

c. người lớn

Câu hỏi 2: Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ cảm thấy những gì trong trang sách?

Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc. Giới thiệu về một cuốn sách em thích nhất

Giải chi tiết:

Bài tham khảo 1: 

Những thứ mà bạn nhỏ thấy trong khổ thơ thứ 2 và 3 là:

- Khổ thơ thứ 2: biển, cánh buồm, rừng, gió

- Khổ thơ thứ 3: lửa, ao, giấy

Bài tham khảo 2: 

Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ cảm thấy trong trang sách có biển với cánh buồm, có rừng với nhiều gió, còn có lửa mà giấy không cháy, có ao sâu mà giấy không ướt.

Câu hỏi 3: Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì:

a. Trong trang sách có tiếng sóng vỗ.

b. Trong trang sách có mây trời đang bay.

c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống

Giải chi tiết:

Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì:

c. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống

Câu hỏi 4: Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

Giải chi tiết:

Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ: lại-dại, đâu-sâu, gì-đi.

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3

Giải chi tiết:

Những sự vật xuất hiện trong khổ thơ thứ 2 và 3 là: trang sách, biển, cánh buồm, rừng, gió, lửa, giấy, ao. 

Câu hỏi 2: Đặt một câu về một cuốn truyện

Mẫu: Truyện Tích Chu nói về tình cảm bà cháu.

Giải chi tiết:

- Chuyện Bông hoa cúc trắng nói về tình cảm cháu dành cho bà.

- Cuốn Truyện Cổ tích Việt Nam là một cuốn sách hay.

- Truyện Cây táo thần dạy con người ta rằng không nên sống ích kỷ.

- Truyện Há miệng chờ sung khuyên con người ta không nên sống lười biếng.

- Truyện Cây khế khuyên con người không nên tham lam.

IV. VIẾT

Câu hỏi 3: Chọn a hoặc b

Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3

Giải nhanh:

a. Nên, làm,lật, nắn nót

b. 

- gắn bó, cố gắnggắng sức

- ánh nắng, uốn nắnnắn nót

vần thơ, vầng trăng, vầng trán

vân gỗ, vâng lời, vân tay

V. LUYỆN TẬP

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu hỏi 1: Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình:

(thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt)

Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình

Giải nhanh:

Thước kẻ - thẳng tắp

Quyển vở - trắng tinh

Đầu bút chì – nhọn hoắt

Lọ mực – tím ngắt

Câu hỏi 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm:

Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình

Giải nhanh:

Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình

Câu hỏi 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình

Giải nhanh:

- Dấu chấm

- Dấu chấm hỏi, dấu chấm.

VI. LUYỆN VIẾT ĐOẠN

Câu hỏi 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em

Giải nhanh:

Cặp sách, bút mực, bút chì, bút màu, cục tẩy, thước kẻ, hộp bút, quyển vở, lọ mực,…

Câu hỏi 2: Viết đoạn 3-4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

Kể tên các đồ dùng học tập của em

Giải chi tiết:

Bài tham khảo 1: 

Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này.

Bài tham khảo 2: 

Đồ dùng học tập mà em yêu thích là chiếc bút chì. Chiếc bút chì có dạng hình trụ thon dài. Kích thước khoảng hơn một gang tay của em. Bút chì gồm có 3 bộ phận: Trên đầu là cục tẩy nhỏ xinh màu hồng, thân bút dài thẳng tắp, cuối cùng là ngòi bút chì nhọn hoắt. Thân bút chì được bao trọn bên ngoài bởi hai đường kẻ vàng và nâu xen kẽ nhau. Bên trong là ruột bút màu đen. Bút chì giúp em có thể dễ dàng vẽ được những thứ mình yêu thích. Em rất yêu chiếc bút chì, nó là đồ vật gắn bó với em trong học tập. Hằng ngày, sau khi sử dụng xong, em lại cất bút chì gọn gàng vào hộp bút.
Bài tham khảo 3: 

Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ thương trên bàn học của em.
Bài tham khảo 4: 

Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác