Dễ hiểu giải Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức bài 20: Nhím nâu kết bạn

Giải dễ hiểu bài 20: Nhím nâu kết bạn. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN

ĐỌC: NHÍM NÂU KẾT BẠN

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi 1: Hãy kể những đức tính tốt của bạn em.

Giải nhanh:

Những đức tính tốt của bạn em: hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên nhẫn, tỉ mỉ, tốt bụng,…

Câu hỏi 2: Em muốn học tập đức tính nào của bạn?

Giải nhanh:

Đức tính kiên nhẫn, mạnh dạn, tự tin. 

II. ĐỌC VĂN BẢN: NHÍM NÂU KẾT BẠN  

( Đọc văn bản sgk Tiếng Việt 4 kết nối tập 1 trang 89, 90)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Chi tiết nào cho thấy Nhím nâu rất nhút nhát?

Giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy nhím nâu rất nhút nhát đó là: nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi; run run khi bước vào nhà bạn nhím trắng.

Câu hỏi 2: Kể về những lần Nhím trắng và Nhím nâu gặp nhau.

Giải chi tiết:

Nhím trắng và nhím nâu đã gặp nhau hai lần:

- Lần 1: Nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào một buổi sáng, khi nhím nâu đang kiếm quả cây.

- Lần 2: Hai bạn gặp nhau khi nhím nâu tránh mưa đúng vào nhà của nhím trắng.

Câu hỏi 3: Theo em, vì sao Nhím nâu nhận lời kết bạn cùng Nhím trắng?

Giải chi tiết:

Nhím nâu nhận lời kết bạn với nhím trắng là bởi vì nhím nâu nhận ra nhím trắng rất tốt bụng lại thân thiện, vui vẻ. Nhím nâu cũng nhận ra lời nhím trắng nói rất đúng: Không có bạn rất buồn.

Câu hỏi 4: Nhờ đâu Nhím trắng và Nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp?

Giải chi tiết:

Nhím nâu và nhím trắng có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp là bởi vì hai bạn đã kết bạn với nhau, cùng nhau trang trí, sắp xếp chỗ ở cùng nhau và nhờ sự mạnh dạn của Nhím nâu. 
 

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Đóng vai Nhím trắng, Nhím nâu trong lần gặp lại để nói tiếp các câu:

Đóng vai Nhím trắng, Nhím nâu trong lần gặp lại để nói tiếp các câu

Giải chi tiết:

  • Xin lỗi, mình đã vào nhà bạn mà không xin phép. - Đừng ngại, gặp lại bạn là mình rất vui.
  • Xin lỗi, mình đã tự tiện vào nhà bạn. - Đừng ngại, mình vui vì giúp được bạn mà.
  • Xin lỗi, mình không biết đây là nhà của bạn. Vì vậy đã tự ý vào trú mưa…- Đừng ngại, bạn cứ vào nhà mình mà trú mưa.

Câu hỏi 2: Đóng vai Bình và An để nói và đáp lời xin lỗi trong tình huống: Bình vô tình va vào An, làm An ngã.

Giải nhanh:

- Xin lỗi bạn, mình không cố ý. - Ừ, không sao đâu. Mình biết là bạn sơ ý mà. 

- Bạn cho mình xin lỗi nhé. - An: Không có gì, bạn đừng ngại. 

- Ôi, mình vô ý quá. Mình xin lỗi bạn. - Không sao đâu. Nhìn này, mình chẳng đau gì cả. 

IV. VIẾT

Câu hỏi 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông

Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông

Giải nhanh:

  • Gặp, góp

  • gấc, gặp

  • ghé 

Câu hỏi 3: Chọn a hoặc b:

a. Tìm từ có tiếng chứ iu hoặc ưu.

b. Tìm từ có tiếng chứa iên hoặc iêng.

Giải nhanh:

a. ríu rít, bận bịu, nâng niu, cái rìu, bận bịu, chịu đựng, dịu dàng, nặng trĩu, dễ chịu,…

lưu luyến, bưu thiếp, bưu điện, sưu tầm, mưu trí, cứu giúp, tựu trường,…

b. liên kết, tiên phong, tiên tiến, chiến đấu, bờ biển, kiên trì, cô tiên, mái hiên, con kiến,…

cái chiêng, miếng bánh, tiếng tăm, sầu riêng, chao liệng, siêng năng, lười biếng,…

V. LUYỆN TẬP

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu hỏi 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

a. Từ ngữ chỉ hoạt động

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm

Giải nhanh:

a. nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ

b. hiền lành, chăm chỉ, tươi cười

Câu hỏi 2: Chọn từ ngữ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập 1 thay cho ô vuông:

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Giải nhanh:

a. chia sẻ

b. giúp đỡ                                                                                                              

c. nhường bạn

Câu hỏi 3: Đặt một câu nói về hoạt động của các bạn trong tranh:

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Giải nhanh:

- Lan cho bạn Hải mượn bút.

- Các bạn đếm thăm Hà ốm.

- Liên lau bàn ghế còn Hùng lau cửa sổ.

- Các bạn đang ca hát và nhảy múa.

VII. LUYỆN VIẾT ĐOẠN

Câu hỏi 1: Kể tên một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.

Luyện tập trang 91, 92, 93

Giải nhanh:

Đọc sách, đánh cầu, đuổi bắt, trốn tìm,…

Câu 2: Viết 3-4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em. 

Giải chi tiết:

Bài tham khảo 1: 

Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh từ các lớp ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Bạn nào bạn nấy vui chơi thỏa thích dưới bóng cây xanh mát. Chỗ này bạn nam đá cầu, chỗ kia bạn nữ nhảy dây, bịt mắt bắt dê,.... ồn ào như vỡ chợ. Em thích nhất là chơi đá cầu cùng các bạn. Sau mỗi giờ ra chơi chúng em thấy vui vẻ và hào hứng hẳn lên. 

Bài tham khảo 2: 

Giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở sân trường. Chúng em thường chơi đá cầu, nhảy dây, kéo co hoặc có khi cùng ngồi ghế đá đọc truyện. Em thích nhất chơi kéo co vì em cảm thấy chúng em đoàn kết hơn khi tham gia trò chơi này. Mỗi giờ ra chơi được tham gia hoạt động với các bạn, em cảm thấy rất thoải mái và thư giãn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác