Dễ hiểu giải Khoa học 4 kết nối bài 4 Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí

Giải dễ hiểu bài 4 Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ngoài thức ăn và nước uống con người cần không khí để duy trì sự sống. Vậy không khí có ở đâu?

Giải nhanh:

Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

1. Không khí có ở đâu?

Câu 1: Từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1, hình 2 và hình 3 và trong cuộc sống cho biết không khí có ở đâu.

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

Giải nhanh:

Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

2. Không khí có những tính chất gì?

Hoạt động thực hành 1: Quanh em là không khí.

- Hãy dùng các giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí.

- Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu mà em đã ngửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao?

- Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta, từ đó nhận xét về tính trong suốt của không khí. 

Giải nhanh:

- Không khí không màu, không mùi, không vị.

- Mùi thơm của nước hoa, mùi khó chịu của trứng ung,... Mùi đó không phải là mùi của không khí mà là của các chất khác.

- Không khí có tính trong suốt.

Hoạt động thực hành 2: Quan sát không khí có trong túi ni-lông thu được ở thí nghiệm 1a, chai rỗng ở hình 2b và không khí có trong các quả bóng, ... hãy nhận xét về hình dạng của không khí. 

Giải nhanh:

Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó.

Hoạt động thực hành 3: Chuẩn bị: 1 bơm tiêm.

Tiển hành: Bịt kín đầu bơm tiêm rồi dùng ngón tay ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm (Hình 4b), sau đó thả tay ra (Hình 4c).

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

- Quan sát hình 4a và cho biết bên trong vỏ bơm tiêm chứa gì?

- Mô tả các hiện tượng đã xảy ra ở hình 4b và 4c có sử dụng các từ gợi ý: không khí, nén lại, dãn ra.

- Qua thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của không khí?

Giải nhanh:

- Hình 4a: Trong vỏ bơm kim tiêm chứa khí.

- Hình 4b: Không khí bị nén lại.

- Hình 4c: Không khí bị dãn ra.

→ Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.

Câu 1: Quan sát hình 5 và cho biết:

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

- Bạn Nam đã kéo ruột bơm lên hay ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên?

- Trong tác động đó, bạ Nam đã áp dụng tính chất nào của không khí?

Giải nhanh:

- Bạn Nam đã ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên.

- Bạn Nam đã áp dụng tính chất nén lại hoặc dãn ra của không khí.

3. không khí gồm những thành phần nào?

Hoạt động thực hành 1: Thành phần của không khí được chỉ ra trong hình 6.

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

- Hãy kể tên các thành phần của không khí, trong đó thành phần nào là nhiều nhất.

- Bằng quan sát và thực tế hãy dự đoán ngoài các thành phần kể trên, không khí còn chứa những gì?

Giải nhanh:

- Không khí gồm khí nitrogen, oxygen, carbonic và các chất khí khác.

- Không khí còn chứa hơi nước, bụi, ...

Hoạt động thực hành 2: Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh không màu, 2 đĩa, nước màu, viên nước đá, giấy ăn khô.

Tiến hành: Cho một lượng nước có màu như nhau vào hai cốc, cho vào cốc b vài viên nước đá (Hình 7). Khoảng vài phút sau lấy giấy ăn lau phía ngoài của mỗi cốc và phía trong mỗi đĩa.

 BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra với hai cốc và giấy ăn.

Giải nhanh:

- Cốc a không có hiện tượng gì xáy ra, cốc b có những giọt nước li ti bám ở thành cốc, đáy cốc và trong lòng đĩa.

- Giấy ăn lau cốc A không có hiện tượng, giấy ăn lau cốc b bị ướt.

Hoạt động thực hành 3: Quan sát hình 8 và nêu hiện tượng xảy ra khi miết ngón tay trên một bàn để lâu ngày không lau chùi.

BÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

Giải nhanh:

Hiện tượng xảy ra: Ngón tay bị bám những vết bẩn.

Câu 1: Từ hiện tượng quan sát được ở hình 7 và hình 8, hãy cho biết ngoài thành phần khí ni-tơ, ô-xi, các-bô-níc,... không khí còn chứa gì? So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của em.

Giải nhanh:

Ngoài thành phần khí ni-tơ, ô-xi, các-bô-níc,... không khí còn chứa hơi nước và bụi, ...

Câu 2: Làm cho phao bơi căng phồng khi sử dụng và làm nó xẹp đi khi không dùng đến. 

Giải nhanh:

Nếu muốn làm phao bơi căng phồng chỉ cần bơm khí và xả khí trong phao khi không dùng đến làm phao xẹp xuống.

Câu 3: Giải thích vì sao cốc kem có nhiều giọt nước li ti bám phía ngoài khi để vài phút trong không khí.

Giải nhanh:

Vì trong không khí có chưa hơi nước, khi hơi nước gặp lạnh (cốc kem) sẽ ngưng tụ tạo thành những giọt nước li ti bám phía ngoài.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác