Đáp án Sinh học 10 Chân trời bài 6 Các phân tử sinh học trong tế bào
Đáp án bài 6 Các phân tử sinh học trong tế bào. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 6 - CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
MỞ ĐẦU
Câu 1: Tại sao dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ huyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường?
Đáp án chuẩn:
Vì DNA có tính đặc thù và có ở tất cả các tế bào nên dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ huyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường.9
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
1. Carbohydrate
Câu 1: Phân tử sinh học là gì? Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào.
Đáp án chuẩn:
Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành, bao gồm carbonhydrate, lipid, protein và nucleic acid.
II. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
Câu 2: Dựa vào tiêu chí nào phân loại carbonhydrate
Đáp án chuẩn:
Carbonhydrate được chia thành: đường đơn (1 đơn phân), đường đôi (2 đơn phân), và đường đa (nhiều đơn phân).
Câu 3: Cấu tạo các loại đường trong hình 6.1 có điểm gì giống nhau?
Đáp án chuẩn:
Các loại đường này đều có 6 nguyên tử C và cấu tạo mạnh vòng, có nhóm -OH
Câu 4: Kể tên một số loại thực phẩm có chứa đường đôi.
Đáp án chuẩn:
- Mía, củ cải đường, mạch nha, sữa người và sữa của một vài loài động vật khác.
Câu 5: Quan sát hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để hình thành vi sợi cellulose?
Đáp án chuẩn:
Để hình thành vi sợi cellulose , các mắt xích cellulose là glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit
Câu 6: Nêu vai trò của carbohydrate. Cho ví dụ.
Đáp án chuẩn:
Carbohydrate cung cấp và dự trữ năng lượng, cấu tạo thành phần của tế bào, màng sinh chất, kênh vận chuyển, và nucleic acid.
Luyện tập: Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?
Đáp án chuẩn:
Chuối chín là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất đạm, chất xơ, và nhiều tinh bột. Vận động viên thường ăn chuối chín vào giờ giải lao để bổ sung năng lượng cho các hoạt động tập luyện, bởi vì họ tiêu tốn rất nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện.
2. Lipid
Câu 7: Tại sao lipid không tan hoặc ít tan trong nước?
Đáp án chuẩn:
- Vì được cấu trúc chứa nhiều các liên kết C-H không phân cực.
Câu 8: Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần nào?
Đáp án chuẩn:
Glycerol và acid béo.
Câu 9: Cấu tạo của mở động vật và dầu thực vật có gì khác nhau?
Đáp án chuẩn:
Dầu thực vật chứa acid béo không no và không có cholesterol, trong khi mỡ động vật chứa acid béo no và có cholesterol.
Luyện tập: Ở bề mặt lá của một số cây như khoai nước, chuối, su hào có phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy cho biết vai trò của chúng.
Đáp án chuẩn:
Bề mặt lá của cây như khoai nước, chuối, su hào có lớp sáp (lipit) chống thấm nước.
Câu 10: Quan sát Hình 6.5 và đọc đoạn thông tin, hãy cho biết cấu tạo của steroid có gì khác so với các loại lipid còn lại ?
Đáp án chuẩn:
Steroid gồm phân tử alcol mạch vòng liên kết với acid béo, trong khi các lipid khác có acid béo mạch thẳng.
Câu 11: Kể tên một số loại thực phẩm giàu lipid.
Đáp án chuẩn:
- Thịt đỏ: bò, cừu, lợn
- Thịt gà và gia cầm khác
- Sản phẩm sữa nguyên chất: sữa, phô mai, kem
- Bơ
- Trứng
- Dầu cọ và dầu dừa
- Khoai tây chiên và thực phẩm chiên khác
- Bánh bông lan, bánh nướng, bánh quy giòn, bánh donuts
- Bơ thực vật
Câu 12: Lipid có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ.
Đáp án chuẩn:
Vai trò chính của lipid là dự trữ và cung cấp năng lượng (mỡ và dầu). Lipid còn cấu tạo màng sinh chất và tham gia vào quang hợp, tiêu hóa, và điều hòa sinh sản.
3. Protein
Câu 13: Tại sao các loại protein khác nhau có chức năng khác nhau?
Đáp án chuẩn:
Cấu trúc hóa học và không gian của protein quyết định chức năng của chúng trong cơ thể. Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của hơn 20 loại amino acid, và gồm 4 bậc cấu trúc không gian, mỗi loại protein có tính chất và chức năng riêng biệt.
Câu 14: Kể tên các loại thực phẩm giàu protein.
Đáp án chuẩn:
Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, ngô ngọt, rau bina, bơ,…
Câu 15: Quan sát hình 6.8 , hãy cho biết:
a, Cấu trúc bậc 1 của protein được hình thành như thế nào?
b, Cấu trúc bậc 2 của protein có mấy dạng phổ biến? Đó là các dạng có đặc điểm gì?
c, Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của protein
Đáp án chuẩn:
a. Cấu trúc bậc 1 hình thành do các amino acid liên kết bằng peptide tạo thành chuỗi polipeptide thẳng, gồm từ vài chục đến vài trăm amino acid.
b. Cấu trúc bậc 2 có 2 dạng phổ biến: alpha xoắn lò xo và beta gấp nếp.
c.
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polipeptide bậc 2 co xoắn thành cấu trúc 3 chiều, quyết định chức năng sinh học của protein.
- Cấu trúc bậc 4: Hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptide bậc 3 liên kết với nhau.
Câu 16: Xác định các ví dụ sau đây thuộc vai trò nào của protein:
a, Casein trong sữa mẹ
b, Actin và myosin cấu tạo nên các cơ
c, Kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh
d, Hormone insulin và glucagon điều hòa lượng đường trong máu.
Đáp án chuẩn:
a. Casein trong sữa mẹ dự trữ amino acid.
b. Actin và myosin cấu tạo cơ, có vai trò cấu trúc.
c. Kháng thể chống vi sinh vật gây bệnh, có vai trò bảo vệ.
d. Hormone insulin và glucagon điều hòa lượng đường trong máu.
Luyện tập: Tại sao thịt bò, thịt lợn và thịt gà đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính?
Đáp án chuẩn:
Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau, tạo ra vô số protein với cấu trúc và chức năng khác nhau. Vì vậy, thịt bò, thịt lợn, và thịt gà đều có protein nhưng khác nhau về đặc tính.
II. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
4. Nucleic acid
Câu 17: Quan sát Hình 6.11, hãy cho biết thành phần và sự hình thành của một nucleotide. Có bao nhiêu loại nucleotide? Nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA khác nhau như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Nucleotide bao gồm base nitrogen, đường 5 carbon, và acid phosphoric. Base nitrogen liên kết với pentose qua liên kết N – Glycoside để tạo thành nucleoside, và acid phosphoric kết hợp với pentose trong nucleoside qua liên kết ester.
- Nucleic acid chia thành hai loại là DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
- DNA gồm bốn loại nucleotide là A, T, G, C; còn RNA gồm A, U, G, C.
Câu 18: Quan sát Hình 6.12, hãy cho biết mạch polynucleotide được hình thành như thế nào. Xác định chiều hai mạch của phân tử DNA.
Đáp án chuẩn:
- Hai mạch polynucleotide liên kết bổ sung (A với T qua hai liên kết hydrogen, G với C qua ba liên kết hydrogen), với mỗi mạch polynucleotide được tạo thành từ các liên kết phosphodiester giữa các nucleotide.
- Hai mạch polynucleotide chạy song song và ngược chiều nhau (3' - 5' và 5' - 3').
Câu 19: Tính bền vững và linh hoạt trong cấu trúc của DNA có được là nhờ đặc điểm nào?
Đáp án chuẩn:
Tính bền vững và linh hoạt của DNA là nhờ liên kết phosphodiester giữa các nucleotide trong cùng một mạch và liên kết hydrogen giữa hai mạch polynucleotide. Liên kết phosphodiester giữ cho phân tử DNA bền vững, trong khi liên kết hydrogen là liên kết yếu, giúp cấu trúc DNA linh hoạt.
Câu 20: Nhờ quá trình nào mà thông tin trên DNA được di truyền ổn định qua các thế hệ?
Đáp án chuẩn:
- Quá trình nguyên phân
Câu 21: Quan sát Hình 6.13, hãy lập bảng phân biệt ba loại RNA dựa vào các tiêu chí sau: dạng mạch (kép hay đơn, xoắn hay thẳng), liên kết hydrogen (có hay không có).
Đáp án chuẩn:
| Dạng mạch | Liên kết hydrogen |
RNA thông tin (mRNA) | thẳng, đơn | không |
RNA vận chuyển (tRNA) | xoắn kép cục bộ | có |
RNA ribosome (rRNA) | xoắn kép cục bộ | có |
Luyện tập: Tại sao thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ?
Đáp án chuẩn:
Thông tin di truyền DNA được truyền qua các thế hệ nhờ quá trình tái bản DNA trong phân bào, dẫn đến thế hệ con thường có nhiều đặc điểm giống bố mẹ.
Vận dụng: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao?
Đáp án chuẩn:
Không nên loại bỏ hoàn toàn lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì, mà cần giảm lượng lipid một cách hợp lý để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng.
BÀI TẬP
Bài 1: Đặc điểm nào giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào?
Đáp án chuẩn:
Cellulose trở thành hợp chất bền vững bảo vệ tế bào nhờ các liên kết 1,4-β-glucoside giữa các đơn phân D-glucose.
Bài 2: Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA.
Đáp án chuẩn:
| Cấu tạo | Chức năng |
DNA | DNA gồm hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A với T qua hai liên kết hydrogen, G với C qua ba liên kết hydrogen). Mỗi mạch polynucleotide được tạo thành từ các liên kết phosphodiester giữa các nucleotide. | DNA có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền |
RNA | RNA được cấu tạo từ một mạch polynucleotide gồm 4 loại nucleotide (A, U, G, X) liên kết với nhau bằng các liên kết photphodieste. | - RNA thông tin (mRNA): Khuôn mẫu cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein), truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến ribosome. - RNA vận chuyển (tRNA): Vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã từ trình tự nucleotide trên mRNA thành trình tự amino acid trên protein. - RNA ribosome (rRNA): Thành phần chính của ribosome, nơi tổng hợp protein trong tế bào. |
Bài 3: Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100°C mà protein của chúng không bị biến tính.
Đáp án chuẩn:
Một số vi sinh vật sống trong suối nước nóng gần 100°C có protein không bị biến tính do cấu trúc đặc biệt của chúng.
Bài 4: Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới?
Đáp án chuẩn:
Lipid giữ nhiệt, do đó động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới.
Bài 5: Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30 °C, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50°C thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.
Đáp án chuẩn:
Khi nhiệt độ tăng lên 30°C, enzyme A (là protein) kích hoạt quá trình tổng hợp DNA nhân tạo trong ống nghiệm, dẫn đến tăng lượng DNA. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên 50°C, enzyme A bị biến tính và mất chức năng sinh học, do đó quá trình tổng hợp DNA bị dừng lại và số lượng DNA không tăng thêm.
Bình luận