Đáp án Sinh học 10 Chân trời bài 20 Thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Đáp án bài 20 Thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM QUAN SÁT TIÊU BẢN PHÂN BÀO

Thứ...  ngày ...  tháng ...  năm ...

Nhóm:...     Lớp: ...     Họ và tên thành viên: ...

1. Quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân

a. Tiến trình thực hiện:

Dụng cụ và mẫu vật sử dụng trong quá trình nghiên cứu kiến thức về các kì phân bào bao gồm:

- Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn.

- Mẫu vật: Rễ củ hành, hoa hành, lá cây thái lai tiá (cây lẻ bạn).

b. Hình ảnh quan sát được:

Hình vẽ

Mô tả các kì quan sát được

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì trung gian: Nhiễm sắc thể nhân đôi và ở trạng thái dãn xoắn nên khó quan sát.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành hai nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của tế bào.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì cuối: Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.

2. Quan sát tiêu bản quá trình giảm phân

a. Tiến trình thực hiện:

- Dụng cụ bao gồm kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn và tranh ảnh các kì phân bào. 

- Mẫu vật sử dụng bao gồm rễ củ hành, hoa hành và lá cây thái lai tiá (cây lẻ bạn).

b. Hình ảnh quan sát được:

Hình vẽ

Mô tả các kì quan sát được

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì giữa I: Các nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì sau I: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì sau II: Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).

BÀI 20 - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác