Đáp án Địa lí 11 Kết nối bài 9 Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn

Đáp án bài 9 Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 9: LIÊN MINH CHÂU ÂU- MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ LỚN KHU VỰC

MỞ ĐẦU

Liên minh châu Âu (EU) là một liên kết kinh tế khu vực lớn, đạt nhiều thành tựu về hợp tác khu vực trên thế giới. Vậy EU hoạt động với mục tiêu và thể chế như thế nào? Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và sự hợp tác, liên kết trong EU được thể hiện ra sao?

Gợi ý đáp án:

- Mục tiêu: xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Thể chế:  Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Uỷ ban Liên minh châu Âu (Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Vị thế: một trong những trung tâm kinh tế, tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

I. QUY MÔ, MỤC TIÊU VÀ THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA EU.

1. Quy mô 

CH: Dựa vào thông tin mục 1, bảng 9.1 và hình 9.1, hãy xác định quy mô của EU. 

Gợi ý đáp án:

Năm 1957: Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên.

Năm 1993: Hiệp ước Ma-xtrich có hiệu lực, đánh dấu sự thành lập của EU.

Năm 2021: EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 5.8% số dân và đóng góp 17.8% GDP toàn thế giới.

2. Mục tiêu của EU

CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy xác định mục tiêu của EU.

Gợi ý đáp án:

Mục tiêu trong khu vực:

+ Thúc đẩy hòa bình, tự do, an ninh và hạnh phúc của công dân.

+ Thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ.

+ Thiết lập một thị trường nội bộ, một liên minh kinh tế và tiền tệ

+ Phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.

Mục tiêu trên thế giới:

+ Duy trì và phát huy các giá trị và lợi ích của EU.

+ Đóng góp cho hòa bình, anh ninh và phát triển bền vững của Trái Đất.

+ Thương mại tự do và công bằng, xóa đói giảm nghèo.

3. Thể chế hoạt động của EU

CH: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 9.3, hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua bốn cơ quan ra quyết định và điều hành chính.

Gợi ý đáp án:

+ Hội đồng châu Âu: Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn để quan trọng nhất: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đối về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. 

+ Nghị viện châu Âu: cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU..

+ Uỷ ban châu Âu: Uỷ ban có nhiệm vụ để xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại điện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.

+ Hội đồng Liên minh châu Âu: cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích vị thế của EU trong kinh tế thế giới.

Gợi ý đáp án:

+ Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a cũng là những cường quốc kinh tế trên thế giới và thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).

+ Thương mại: EU là một trung tâm thương mại lớn trên thế giới. 

+ Đầu tư nước ngoài: EU có giá trị đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai trên thế giới 

+ Tài chính ngân hàng: Hoạt động tài chính của EU tác động đến các quy định, sự minh bạch, dịch vụ và công nghệ tài chính của thế giới, thể hiện ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.

III. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT TRONG EU

CH: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU.

Gợi ý đáp án:

+ Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô

+ EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu. 

+ EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.

Bảng 9.2

Gợi ý đáp án:

 Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét. Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.

CH 2: Hãy chứng minh sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do.

Gợi ý đáp án:

Bốn quyền tự do của EU là: Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống, làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đâu trong EU.

=> Trên cơ sở đó, EU xây dựng thị trường chung, vận hành theo nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí. 

Vận dụng

CH: Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo về trao đổi thương mại một mặt hàng giữa Việt Nam và EU (hàng nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng, ...)

Gợi ý đáp án:

Gợi ý: Tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU

+ Tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang EU so với năm 2021 như sau: Cà phê (tăng 42,1%); gạo (tăng 63,9%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 8,3%); hàng rau quả (tăng 20,2%); hàng thủy sản (tăng 32,9%); hạt điều (giảm 17,3%); hạt tiêu (giảm 0,6%), mây, tre, cói và thảm (giảm 2,3%); và sản phẩm từ cao su (giảm 24,9%); cao su (giảm 33,3%); chè (giảm 38,7%).

+ Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong đó có Hiệp định EVFTA được thực thi đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao hơn.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác