Đáp án Địa lí 11 Chân trời bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Đáp án bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

I. CÁC NHÓM NƯỚC

1. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế

CH: Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, hãy phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chỉ tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu kinh tế.

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

Gợi ý đáp án:

- Các nước phát triển: chỉ số GNI/người cao, chỉ số HDI ở mức rất cao. GDP tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ, ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.

Các nước đang phát triển: chỉ số GNI/người ở mức thấp và trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao và trung bình. GDP tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ nhưng chưa có sự chênh lệch nhiều với 2 ngành còn lại

2. Các nhóm nước trên thế giới

CH1: Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, hãy xác định và kể tên một số nước phát triển và đang phát triển.

Gợi ý đáp án:

Quốc gia phát triển: Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Austraylia, Pháp, Nga,...

Quốc gia đang phát triển: Việt Nam, Malaysia, Nam Phi,...

II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

1. Sự khác biệt về kinh tế

CH1: Dựa vào bảng 1.1, bảng 1.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế của các nhóm nước.

Gợi ý đáp án:

*Các nước phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định.

- Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất và thương mại. 

- Nhóm sản phẩm xuất khẩu thuộc dịch vụ viễn thông, máy tính và công nghệ thông tin của các nước phát triển chiếm hơn 70% sản phẩm thế giới. 

*Các nước đang phát triển:

- Quy mô GDP chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu

- Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

- Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng chưa cao, ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.

2. Sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội

CH2: Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

Gợi ý đáp án:

*Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao

+ Quá trình đô thị hoá diễn ra sớm và trình độ đô thị hoá cao, dân thành thị chiếm tỉ trọng cao trong tổng số dân, nhiều nước lên đến hơn 90% tổng số dân.

+ Ngành giáo dục, y tế rất phát triển.

*Các nước đang phát triển:

+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia dân số đang già đi..

+ Giáo dục, y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.

+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; ở một số quốc gia còn đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang,...

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ca-na-da và Ê-ti-ô-pi-a. Nhận xét và giải thích.

Gợi ý đáp án:

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

- Nhận xét: 

 + Ca-na-da là một đất nước phát triển nên cơ cấu GDP nghiêng hẳn về nhóm ngành dịch vụ.

+ Ê-ti-ô-pi-a là một nước đang phát triển: ngành Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành Nông, lâm, thủy sản; Ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất.

VẬN DỤNG

CH: Hãy thu thập thông tin về chỉ số HDI của Việt Nam trong những năm gần đây.

Gợi ý đáp án:

Trong giai đoạn 2016-2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm: HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Năm 2021, giá trị HDI của Việt Nam là 0,703, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019.

Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020. Tính đến năm 2021, Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117 trên 189 quốc gia vào năm 2019 lên 115 trên 191 quốc gia.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác