Soạn giáo án Địa lí 11 chân trời bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 11 chân trời bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chi tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.
  • Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
  • Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước.
  • Phân tích được bảng số liệu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa líkhai thác internet phục vụ môn học
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập, hình ảnh về kinh tế – xã hội của một số nước phát triển và đang phát triển, bản đồ Chỉ số phát triển con người (HDI) và tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) của một số nước trên thế giới năm 2020,
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
  3. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân đề nêu sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và nối tên với các hình ảnh sao cho phú hợp:

GIAO THÔNG Ở CANADA, THÀNH PHỐ BRISTOL – ANH, NGƯỜI NGHÈO Ở INDONESIA, NGƯỜI DÂN ÊTIOPIA

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

GIAO THÔNG Ở CANADA

NGƯỜI DÂN ÊTIOPIA

NGƯỜI NGHÈO Ở INDONESIA

THÀNH PHỐ BRISTOL – ANH

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Các nước trên thế giới được phân chia thành hai nhóm là nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Dựa vào chỉ tiêu nào để phân biệt được hai nhóm nước? Đặc điểm kinh tế - xã hội của hai nhóm nước có gì khác nhau?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhóm nước

  1. Mục tiêu:

- Phân biệt được các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chi tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu ngành kinh tế.

- Xác định và kể tên được một số nước phát triển và đang phát triển trên bản đồ.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chi tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu ngành kinh tế
  2. Sản phẩm học tập: các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chi tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu ngành kinh tế
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4 HS) và giao nhiệm vụ:

+ Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, hãy phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chi tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu ngành kinh tế.

+ Các nhóm rút ra kết luận để phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển; xác định và kể tên được một số nước phát triển và đang phát triển trên bản đồ. Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, hãy xác định và kể tên một số nước phát triển và đang phát triển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và cùng thảo luận, sau đó chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm. Nhóm thống nhất kết quả thảo luận.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mở rộng: Giới thiệu tiêu chí phân nhóm nước theo tổng thu nhập quốc gia:

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Các nhóm nước

a. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế

- Thu nhập bình quân: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau. Các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập:

·        thu nhập cao,

·        thu nhập trung bình cao,

·        thu nhập trung bình thấp

·        thu nhập thấp

- Cơ cấu ngành kinh tế: Dựa vào tinh chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kin tế chia thành 3 nhóm: nông nghiệp làm nghiệp thuỷ sản công nghiệp, xây dựng dịch vụ

- Chỉ số phát triển con người:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. HDI thể hiện góc nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

·        HDI nhận giá trị từ 0 đến 1.

·        HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống càng cao và ngược lại.

b. Các nhóm nước trên thế giới

- Các nước phát triển: có GNI/người cao; HDI ở mức cao trở lên; cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tỉ trọng thấp nhất, khu vực dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế.

- Các nước đang phát triển: có GNI/người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp; HDI ở mức cao, trung bình và thấp. Trong cơ cấu ngành kinh tế, khu vực nông nghiệp, làm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực dịch vụ.

.

 

Hoạt động 2: Sự khác biệt về kinh tế - xã hội các nhóm nước

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế – xã hội của các nhóm nước.

  1. Nội dung: HS dựa vào các bằng 1.1, 1.3, 1.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
  2. Sản phẩm học tập: sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
  3. Tổ chức hoạt động:

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác