Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Từ đồng nghĩa

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 9: Từ đồng nghĩa. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 5 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm về từ đồng nghĩa?

Câu 2: Hãy nêu tác dụng của từ đồng nghĩa? 

II. KẾT NỐI (05 CÂU)

Câu 1: Tìm các cặp từ đồng nghĩa hoặc cặp từ có nghĩa gần giống nhau trong các câu dưới đây?

a) Tòa nhà cao tầng đồ sộ như một gã khổng lồ.

b) Con kiến tí hon đang bò sang chiếc lá bé nhỏ. 

c) Hương Sơn núi sông mĩ lệ, đồng ruộng xinh tươi. 

d) Trong học tập, ta nên học hỏi những điều hay, lẽ phải của thầy, của bạn. 

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau: 

a) Mùa đông, bầu trời trở nên ảm đạm và xám xịt, chỉ còn những đợt gió lạnh lẽo lùa qua những khoảng rộng giữa các đám mây co quắp lại vì rét.

b) Những đám mây trắng xốp cố gắng sà xuống sát ngọn đồi để nhìn rõ xem đang nhảy nhót trên bãi cỏ là đàn cừu hay anh em mây trắng của chúng.

c) Con suối nhỏ luồn lách dưới đám cỏ trâu mọc um tùm, thỉnh thoảng ngoi lên cho nắng chiếu vào rồi lại núp giữa khe đá lớn.

Từ in đậm

Từ đồng nghĩa 

lạnh lẽo

 

nhìn

 

chiếu

 

 

Câu 3: Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa hoàn toàn để không làm thay đổi nội dung câu: 

a) Con chó đen có bộ lông đen kịt, đen như bầu trời đêm những ngày trước giông bão, chẳng tìm thấy một vệt sáng nào.

b) Ả mèo mướp lười biếng vừa ăn cơm xong đã trèo lên ban công để nằm ngủ.

c) Chú đom đóm chăm chỉ đã lên đèn đi gác ở ngoài bờ suối, chờ đón trăng lên cao.

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau:

a) Thầy giáo của em là người nổi tiếng hiền lành, thật thà.

b) Thầy Ba vừa trúng một tờ vé số, ai cũng bảo là thầy gặp may.

c) Thầy cô luôn dặn dò chúng em phải chăm chỉ học tập mỗi ngày. 

Câu 5: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

III.VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Chọn từ ngữ phù hợp thay thế cho  ֎  để được đoạn văn hoàn chỉnh:

Ngoạm / đớp / xơi / chén / ăn

 

Cùng chỉ một hoạt động nhưng mỗi từ lại dùng trong trường hợp. Từ ֎  có nghĩa là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống mình. Nhưng khu dùng trang trọng, trong lời mời chào thì ta lại nên dùng từ  ֎   Với từ ֎  lại cần cân nhắc sử dụng vì nó có nghĩa là há miệng ngoạm nhanh, dùng từ này cho người sẽ không lịch sự. 

(Trích “Sự phong phú của Tiếng Việt” – Hồng Mai)

Câu 2: Em hãy sưu tầm các câu thơ có chứa từ đồng nghĩa? 

Câu 3: Hãy viết tiếp vào chỗ trống để các câu văn dưới đây có cặp từ đồng nghĩa: 

a) Em đã phát biểu bài ___________________________

b) _______________________________ là cả một bầu trời bao la

Câu 4: Hãy chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc để hoàn thiện đoạn văn.

Họ hàng nhà ong rất (chăm chỉ / miệt mài / mải mê). Dù trời nắng hay mưa chúng vẫn miệt mài đi kiếm mật ngọt (vác / khuân / tha / cõng / địu) về tổ. Trông chúng nhỏ bé nhưng lại rất (cương cường / kiên cường / kiên trung). Khi bị trêu chọc chúng sẽ dùng ngòi độc để (bảo vệ / đề phòng / phòng vệ / tự vệ). 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 9: Từ đồng nghĩa, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 9: Từ đồng nghĩa, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 9: Từ đồng nghĩa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác