Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tục ngữ (hình thức, nội dung, các nghĩa,…)

Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của em về từ Hán Việt.

Câu 3: Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

a) Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười. (Nguyễn Huy Tưởng)

1) khi đất nước có giặc, bổn phận của mọi người dân là phải đứng lên đánh giặc

b) Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. (Nguyễn Huy Tưởng)

2) chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng

c) Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa. (Nguyễn Huy Tưởng)

3) có sức mạnh phi thường, có thể làm được những việc to lớn

 

d) Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất. (Nguyễn Huy Tưởng)

4) ngay thẳng, đúng đắn, rõ ràng, không chút mờ ám

 

e) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. (Tục ngữ)

5) (sự việc) quá rõ ràng, sáng tỏ, không còn nghi ngờ gì nữa

Câu 4: Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ:

  1. a) Vô tư / vô ý thức
  2. b) Chinh phu / chinh phụ

Câu 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao những phận làm con.

Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

  1. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.
  2. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy tìm một vài câu tục ngữ về thiên nhiên. Chỉ ra ý nghĩa của chúng.

Câu 2: Hãy tìm một vài câu tục ngữ về lao động sản xuất. Nêu ra giá trị về mặt kinh nghiệm mà câu tục ngữ truyền tải.

Câu 3: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

  1. vô tiền khoáng hậu
  2. dĩ hoà vi quý

Câu 4: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: vô (không), hữu (có), hữu (bạn), lạm (quá mức), tuyệt (tột độ, hết mức).

Câu 5: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

  1. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
  2. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ.

Câu 2: Hãy phân biệt tục ngữ và ca dao.

Câu 3: Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “giai” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão”

Câu 4: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

  1. đồng sàng dị mộng
  2. chúng khẩu đồng từ
  3. độc nhất vô nhị

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi sử dụng từ Hán Việt, ta cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Hãy chứng minh điều đó với yếu tố “giới”.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng về một chủ đề bất kì có chứa từ / yếu tố Hán Việt. Hãy chỉ ra các từ / yếu tố Hán Việt trong đó.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?

  1. Tìm trong đoạn trích năm từ Hán Việt và giải nghĩa các từ đó.
  2. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 5, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 5, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 CD bài 5 Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 5 Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác