Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy tìm một vài câu tục ngữ về thiên nhiên. Chỉ ra ý nghĩa của chúng.

Câu 2: Hãy tìm một vài câu tục ngữ về lao động sản xuất. Nêu ra giá trị về mặt kinh nghiệm mà câu tục ngữ truyền tải.

Câu 3: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

  1. vô tiền khoáng hậu
  2. dĩ hoà vi quý

Câu 4: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: vô (không), hữu (có), hữu (bạn), lạm (quá mức), tuyệt (tột độ, hết mức).

Câu 5: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

  1. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
  2. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.


Câu 1:

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối: Tháng năm (âm lịch), đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm lịch), đêm dài, ngày ngắn.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao, sẽ mưa.

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gã tức là sắp có bão.

- Tháng bày kiến bò, chỉ lo lại lụt: Ở nước ta, mùa lũ xảy ra vào tháng bảy (âm lịch), nhưng có năm kéo dài sang cả tháng tám (âm lịch). Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy – thường là bò lên cao – là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn, để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới.

Câu 2: 

- Tấc đất tấc vàng: Câu này có thể dùng để: phê phán hiện tượng lãng phí đất; đề cao giá trị của đất.

- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền: Câu tục ngữ này giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống: Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng trong quá trình trồng lúa, giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Nó rất có ích đối với một đất nước mà phần lớn dân số sống bằng nghề nông.

- Nhất thì, nhì thục: Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai thác, chăm bón đối với nghề trồng trọt.

Câu 3: 

  1. a) Vô tiền khoáng hậu nghĩa là trước sau không có. Ví dụ: 91 bàn thắng một năm của Messi là một thành tích vô tiền khoáng hậu.
  2. b) Dĩ hoà vi quý nghĩa là: coi sự hoà thuận, êm thấm là quý. Ví dụ: Người trong một nhà cần phải dĩ hoà vi quý.

Câu 4: 

- Vô (không): vô tình, hư vô, vô đối, vô chủ

- Hữu (có): hữu tình, hữu hảo, hữu ích, hữu hiệu

- Hữu (bạn): thân hữu, bằng hữu

- Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng

- Tuyệt (tột độ, hết mức): tuyệt vời, tuyệt thế, tuyệt chủng, tuyệt luân

Câu 5: 

a) - Vô hình: không có hình dạng cụ thể, không nhìn thấy được
- Hữu hình: có hình dạng cụ thể, có thể nhìn thấy được
b) - Thâm trầm: sâu sắc và kín đáo, không dễ dàng để tâm tư, tình cảm cũng như ý nghĩ bộc lộ ra bên ngoài
- Điềm đạm: lúc nào cũng từ tốn, nhẹ nhàng, không gắt gỏng, nóng nảy
- Khẩn trương: cần được tiến hành, được giải quyết một cách tích cực trong thời gian gấp, không thể chậm trễ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác