Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ.

Câu 2: Hãy phân biệt tục ngữ và ca dao.

Câu 3: Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “giai” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão”

Câu 4: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

  1. đồng sàng dị mộng
  2. chúng khẩu đồng từ
  3. độc nhất vô nhị


Câu 1:

- Giống nhau: Tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.

- Khác nhau:

+ Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định (ví dụ: "Cao như sếu", "Năm lần bảy lượt", "Đứng mũi chịu sào", "Con Rồng cháu Tiên",...); còn tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

+ Thành ngữ có chức năng định danh – gọi tên sự vật, gọi tên tính chất, trạng thái hay hành động của sự vật, hiện tượng; Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên.

=> Do những khác biệt trên, một đơn vị thành ngữ chưa thể coi là một văn bản trong khi mỗi câu tục ngữ được xem như một văn bản đặc biệt, một tổng thể thi ca nhỏ nhất (R. Gia-cốp-xơn).

- Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó phân biệt đó là thành ngữ hay tục ngữ.

Câu 2: 

- Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca. Tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình. Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người.

- Có những trường hợp rất khó phân biệt đó là tục ngữ hay ca dao. Ví dụ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng", "Thức khuya mới biết đêm dài, Ở lâu mới biết con người phải chăng". Hợp lí hơn cả, nên coi đây là những hiện tượng trung gian giữa hai thể loại.

Câu 3: 

- Giai với nghĩa là cùng, đều: giai cấp, bách niên giai lão

- Giai với nghĩa là tốt, đẹp: giai điệu, giai nhân, giai phẩm

- Giai với nghĩa về thời gian: giai thoại, giai đoạn

Câu 4: 

a) Đồng sàng dị mộng nghĩa là cùng nằm một giường mà có những giấc mơ khác nhau; ví cảnh cùng chung sống với nhau, có quan hệ bên ngoài gắn bó, nhưng tâm tư, tình cảm, chí hướng khác nhau (thường nói về vợ chồng).
Ví dụ:
- Vợ chồng bọn họ đúng là đồng sàng dị mộng, không đồng lòng với nhau, xem ra rất khó sống cùng nhau đến cuối đời.
- Đồng sàng dị mộng nhưng mọi người đều không biết, ngồi cùng nhau vấn cảnh cuối cùng ai đúng. (Tiền Khiêm Ích thời nhà Thanh trong tác phẩm “Ngọc xuyên tử ca”.)
b) Chúng khẩu đồng từ nghĩa là tất cả đều cùng nói một lời, một ý. Ví dụ: Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết.
c) Độc nhất vô nhị chỉ một thứ gì, một điều gì đó là duy nhất, rất nhiếm, không có nhiều. Ví dụ: ABC là một món bảo vật độc nhất vô nhị, chúng ta không thể để nó rơi vào tay người khác.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác