Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tục ngữ (hình thức, nội dung, các nghĩa,…)
Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của em về từ Hán Việt.
Câu 3: Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:
Thành ngữ, tục ngữ | Nghĩa |
a) Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười. (Nguyễn Huy Tưởng) | 1) khi đất nước có giặc, bổn phận của mọi người dân là phải đứng lên đánh giặc |
b) Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. (Nguyễn Huy Tưởng) | 2) chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng |
c) Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa. (Nguyễn Huy Tưởng) | 3) có sức mạnh phi thường, có thể làm được những việc to lớn
|
d) Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất. (Nguyễn Huy Tưởng) | 4) ngay thẳng, đúng đắn, rõ ràng, không chút mờ ám
|
e) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. (Tục ngữ) | 5) (sự việc) quá rõ ràng, sáng tỏ, không còn nghi ngờ gì nữa |
Câu 4: Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ:
- a) Vô tư / vô ý thức
- b) Chinh phu / chinh phụ
Câu 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:
- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao những phận làm con.
Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.
- Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.
- Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?
Câu 1:
– Về hình thức: mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn. Câu tục ngữ có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững. Tục ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
– Về nội dung, tư tưởng: tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội.
- Nói đến tục ngữ thường phải chú ý tới nghĩa đen và cả nghĩa bóng (cũng có thể gọi là nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn).
- Đa số trường hợp nghĩa đen phản ánh kinh nghiệm quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm lao động sản xuất, nghĩa bóng thể hiện kinh nghiệm về con người, xã hội. Không phải câu tục ngữ nào cũng có nghĩa bóng. Nghĩa đen gợi đến nghĩa bóng khi người sử dụng tục ngữ liên hệ, tìm thấy sự tương đồng giữa điều mà tục ngữ phản ánh cụ thể (trong nghĩa đen) với các hiện tượng đời sống.
– Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống. Nó giúp nhân dân có được kinh nghiệm để nhìn nhận, ứng xử, thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống. Trong ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói.
- Về sử dụng, cần chú ý rằng, nghĩa bóng tạo cho tục ngữ khả năng ứng dụng vào các trường hợp khác nhau. Mỗi lần như vậy, ý nghĩa của tục ngữ được làm giàu thêm.
– Tri thức trong tục ngữ vì dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng; thậm chí có những kinh nghiệm đã lạc hậu.
Câu 2:
Em hãy tổng hợp lại kiến thức đã học về từ Hán Việt.
Tham khảo:
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính;
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ;
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Câu 3:
A5, B4, C2, D3, E1
Câu 4:
Trả lời:
- a) Vô tư có các nghĩa là:
- không lo nghĩ gì
- không nghĩ đến, không vì lợi ích riêng
- không thiên vị ai cả
Vô ý thức được sử dụng để chỉ việc làm, hành động, lời nói không đúng, không hợp quy chuẩn, không theo những nét đẹp, nền nếp.
- b) Chinh phu: người đàn ông đi đánh trận thời phong kiến
Chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến
Câu 5:
- a) – Phu nhân: vợ (xét theo truyện thì “phu nhân” ở đây chỉ mẹ của Hoài Văn)
- Đế vương: vua
- Thiên hạ: nước (nhà)
- Nội thị: người hầu
- b) Việc sử dụng các từ ngữ in đậm đó mang lại sắc thái cổ xưa, trang trọng cho lời văn.
Bình luận