Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi sử dụng từ Hán Việt, ta cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Hãy chứng minh điều đó với yếu tố “giới”.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng về một chủ đề bất kì có chứa từ / yếu tố Hán Việt. Hãy chỉ ra các từ / yếu tố Hán Việt trong đó.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?

  1. Tìm trong đoạn trích năm từ Hán Việt và giải nghĩa các từ đó.
  2. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

 


Câu 1: 

Có nhiều yếu tố “giới” cùng âm nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau:

- Giới1, với nghĩa là “cõi, nơi tiếp giáp” trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.

- Giới2, với nghĩa “răn, kiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.

- Giới3, với nghĩa “ở giữa, làm trung gian" trong các từ như: giới thiệu, môi giới.

- Giới4, với nghĩa “đồ kim khí, vũ khí” trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá, binh giới, khí giới, quân giới.

- Giới5, với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới.

Câu 2:

Gợi ý: Từ Hán Việt được sử dụng rất phổ biến trong khi nói, viết tiếng Việt vậy nên việc viết một đoạn văn có chứa từ / yếu tố Hán Việt là điều rất dễ dàng. Cái khó ở đây là chỉ ra các từ / yếu tố Hán Việt vì chúng ta rất dễ nhầm giữa từ gốc Hán và từ thuần Việt. Hãy hỏi thầy cô hoặc tra từ điển để xác định.

Câu 3: 

Một số từ Hán Việt trong đoạn trích:

- Huống chi: (liên từ) tổ hợp biểu thị ý với đối tượng sắp nêu thì việc đang nói đến càng có khả năng xảy ra, nó là tất yếu.

Đặt câu: Người dưng còn giúp được huống chi bạn bè.

- Loạn lạc: tình trạng xã hội lộn xộn, không còn có trật tự, an ninh do có loạn.

Đặt câu: Các tinh binh được vu cử đi dẹp loạn lạc ở phương Bắc.

- Gian nan: có nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua.

Đặt câu: Tình cảnh gian nan đã khiến nhiều người nản chí.

- Triều đình: nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ.

Đặt câu: Triều đình nhà Nguyễn đã nhiều lần nhượng bộ thực dân Pháp.

- Tai vạ: điều không may lớn phải gánh chịu một cách oan uổng.

Đặt câu: Anh nên làm ăn cẩn thận, tránh gây tai vạ về sau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác