Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày một số chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Câu 2: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 3: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 4: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 5: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Câu 6: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

 

Kinh tế

 

Văn hóa, giáo dục

 

Câu 7: Hoàn thành niên biểu về hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Thời gian

Địa điểm tới

 

 

 

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

“... là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch... hễ mất mùa thì họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời và nhà thờ.”

(Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh người nông dân An Nam, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1, tr. 248 - 249)

Câu 2: Tại sao những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Giai cấp, tầng lớp nào có địa vị khác nhau? Theo em, họ có điểm gì chung?

Câu 6: Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?

Câu 7: Hãy cho biết sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Phan Châu Trinh từng nói “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là chi bằng học”. Em hãy chứng minh câu này nói của Phan Châu Trinh qua các hoạt động yêu nước của ông.

Câu 2: Em hiểu gì về tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh qua hai câu thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Câu 3: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em có đồng ý với quan điểm “chi bằng học” như là con đường ưu tiên để giành độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Tại sao?

Câu 2: Kể tên một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

Câu 3: Kể tên các công trình do người Pháp xây dựng còn được bảo tồn đến hiện nay.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Lịch sử 8 Kết nối bài 19 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917, giải Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 8 kntt, giải Lịch sử và địa lí 8 KNTT bài 19, giải Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Bình luận

Giải bài tập những môn khác