Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 kết nối bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
“... là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch... hễ mất mùa thì họ chết đói. Đó là vì họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do bọn phong kiến tân thời và nhà thờ.”
(Nguyễn Ái Quốc, Tình cảnh người nông dân An Nam, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1, tr. 248 - 249)
Câu 2: Tại sao những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?
Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?
Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Giai cấp, tầng lớp nào có địa vị khác nhau? Theo em, họ có điểm gì chung?
Câu 6: Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?
Câu 7: Hãy cho biết sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước?
Câu 1:
- Tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
+ Bị áp bức, bị cướp bóc, tước đoạt tài sản.
+ Làm công việc nặng nhọc, lao dịch.
+ Mất mùa, chết đói.
- Nhận xét:
+ Đời sống nhân dân khổ cực, kinh tế kiệt quệ.
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 2:
Những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới vì:
- Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam.
- Tác động trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.
Câu 3:
Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối vì: Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ. Nguyễn Tất Thành tìm con đường đúng đắn, mang tính chất thời đại, đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
Câu 4:
Sự giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
- Giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
+ Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
- Khác nhau:
+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.
+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
Câu 5:
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có các giai cấp, tầng lớp cơ bản:
+ Nông dân.
+ Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.
+ Công nhân.
- Điểm chung giữa các giai cấp, tầng lớp này:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 6:
Tác động về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: văn hóa phương Tây du nhập càng mạnh (lối sống, trình độ học thức, tư duy).
=> Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, mở mang lối sống phương Tây, tư du tiến bộ.
Câu 7:
Sự khác nhau về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước:
| Nguyễn Tất Thành | Những người đi trước |
Mục đích | Tìm một con đường cứu nước mới để dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập thật sự trong đó chủ yếu phải là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. à Cách đuổi giặc cứu nước, làm cách mạng à Lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng. | Muốn dựa vào các thế lực bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc. |
Hướng đi | Hướng sang phương Tây và nước đầu tiên Người chọn là Pháp. | Hướng sang phương Đông (Nhật, Trung Quốc…). |
Bình luận