Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 kết nối bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày một số chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Câu 2: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 3: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 4: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Câu 5: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Câu 6: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

 

Kinh tế

 

Văn hóa, giáo dục

 

Câu 7: Hoàn thành niên biểu về hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Thời gian

Địa điểm tới

 

 

 

 


Câu 1: 

Một số chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam:

- Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

+ Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.

- Kinh tế:

+ Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.

+ Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...

+ Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.

+ Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

+ Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.

+ Mở trường học, cơ sở y tế, văn hóa.

Câu 2:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Chính trị:

+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Kinh tế:

+ Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

+ Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

- Văn hóa, xã hội:

+ Văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh; đô thị phát triển ở cả ba miền.

+ Xã hội: cơ cấu xã hội thay đổi:

  • Nông dân chiếm đa số, cuộc sống nghèo khổ.
  • Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.
  • Số lượng công nhân tăng nhanh.

=>Việt Nam từ một nước phong kiến trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mẫu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 3:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 4: 

Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 5: 

Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

- Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp

trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây, qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành.

=> Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6: 

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

- Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa, xã hội

- Văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh; đô thị phát triển ở cả ba miền.

- Xã hội: cơ cấu xã hội thay đổi:

+ Nông dân chiếm đa số, cuộc sống nghèo khổ.

+ Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Số lượng công nhân tăng nhanh.

Câu 7: 

Thời gian

Địa điểm tới

5 - 6 - 1911

Châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Năm 1917

Pháp


Bình luận

Giải bài tập những môn khác