Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 8 kết nối bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Phan Châu Trinh từng nói “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là chi bằng học”. Em hãy chứng minh câu này nói của Phan Châu Trinh qua các hoạt động yêu nước của ông.

Câu 2: Em hiểu gì về tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh qua hai câu thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Câu 3: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 


Câu 1: 

Các hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh được thể hiện qua câu nói:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

Câu 2:

Tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh được thể hiện qua 2 câu thơ: giữa gông cùm, xiềng xích, khí phách và bản lĩnh anh hùng được tôi luyện thêm, tự khẳng định được mình.

Câu 3: 

Bài học rút ra qua hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác