Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Cánh diều bài 1: Người lao động quanh em

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 1: Người lao động quanh em. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Giải câu đố sau:

Ai người đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

Câu 2: Đố bạn đây là nghề gì? Kể tên một số nghề mà em biết

Đố bạn đây là nghề gì? Kể tên một số nghề mà em biết

Câu 3: Giờ ra chơi Hương và Hường ngồi dưới ghế đá sân trường để nói chuyện với nhau. Từ xa hai bạn đang thấy cô lao công quét rác. Hương bèn nói: “Sân trường sạch sẽ như vậy là nhờ cô lao công đấy”.

Em có đồng ý với Hương không? Vì sao?

Câu 4: Em có suy nghĩ với câu nói: “Người lao động chân tay hay trí óc đều đáng quý”

2. THÔNG HIỂU

Câu 5: Cho tình huống sau:

Quỳnh và Chi đang tranh luận thứ đáng quý nhất trong cuộc sống. Quỳnh cho rằng: “Lúa gạo là đáng quý vì nếu không có lúa gạo để ăn thì chúng ta không thể sống được”. Chi thì cho rằng thứ quý nhất là vàng bạc: “Quý như vàng”. Hai bạn tranh luận một hồi và Minh đã nói với các bạn “Vậy ai là người đã làm ra lúa gạo và vàng? Người làm ra những thứ ấy mới là đáng quý nhất?”

Em hãy trả lời câu hỏi của Minh? Vì sao những người làm những thứ ấy là đáng quý nhất?

Câu 6: Theo em có những việc làm nào để biết ơn người lao động?

Câu 7: Mô tả công việc và đóng góp của một số công việc mà em biết.

Câu 8: Trền đường đi học về Huế thấy chú công an đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. Thấy vậy Huế thầm nghĩ “Đã có tín hiệu giao thông rồi cần công an làm gì”. Em có đồng tình với Huế không? Vì sao?

Câu 9: Thương xấu hổ mỗi khi nhắc đến nghề nghiệp của bố mình là nông dân. Nếu là bạn của Thương em sẽ khuyên bạn điều gì?

Câu 10: Em chọn cách nào để biết ơn người lao động trong những cách sau dây:

  1. Lấy trộm tiền của mẹ để đi mua ủng hộ bác bán táo nhà trồng
  2. Khinh thường những người nhân viên vệ sinh
  3. Mỗi lần đi học thấy bác bảo vệ liền cười tươi chào bác
  4. Giúp đỡ mẹ đi giao đồ cho khách

3. VẬN DỤNG

Câu 11: Nhận xét của em trong những trường hợp sau: Trên đường em thấy một bác gái giả làm ăn xin để được mọi người thương hại và cho tiền.

Câu 12: Suy nghĩ của em về câu ca dao:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Câu 13: Sưu tầm một số tranh ảnh về người lao động

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ về một nghề mà em yêu thích

Câu 15: Em rút ra bài học gì cho mình khi học xong bài này?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 1: Người lao động quanh em, Bài tập tự luận Đạo đức bài 1: Người lao động quanh em, Người lao động quanh em, Tự luận Người lao động quanh em

Bình luận

Giải bài tập những môn khác