Bài tập file word Toán 4 Chân trời bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân

Bài tập và câu hỏi tự luận luyện tập ôn tập bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 4 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Không cần tính ra kết quả hay so sánh các biểu thức sau

a) 123 × 2 ..... 2 × 123
b) 2 × 3 × 4 × 5 ..... 5 × 2 × 4 × 3

Câu 2: Điền chữ/số thích hợp vào chỗ chấm

a) a × .... = .... × a = a
b) m × 0 = … × m = …
c) m × n = n × ...

Câu 3:  Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm

a) (a × b) × c …. (a × c) × b
b) m × (n + p) …. m × n + m × p

Câu 4: Điền chữ/số thích hợp vào chỗ chấm

a) × (y + z) = …
b) a × b × c = a × (... × c)
c) m × (0 × n) = m × ... × n = ...

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống

a) (49 × 222) × 3 = 49 × .... × .... = .....
b) 12 × 2 + 73 × 2 = (.... + ....) × .... = .....
c) 375 × 28 × 6 = 6 × 28 × .... = .....

THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện
a) 13 × 5 × 2
b) 5 × 2 × 34
c) 2 × 26 × 5
d) 5 × 9 × 3 × 2
Câu 2: Tìm x, biết
a) (x + 12) × 9 = (5 × 9) × 4
b) (x + y) × 5 = 25; với y = 4
Câu 3: Tính bằng hai cách theo mẫu

  1. Mẫu :               3 × 5 × 2 = ?

    Cách 1 :           3 × 5 × 2 = (3 × 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

    Cách 2 :           3 × 5 × 2 = 3 × (5 × 2) = 3 × 10 = 30.

a) 4 × 5 × 3                       
b) 5 × 2 × 6
c) 2 × 5 × 4                         
d) 7 × 4 × 5
Câu 4: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm
a) 54 × 30... 30 × 50
b) 12 000 × 456 ... (400 + 56) × 1 200
c) 762 × 100 ... (760 + 7) × 100
d) 3 456 × 5 678 ... 5 678 × 3 456
Câu 5: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
a) 5 x 2 100
b) (10 000 + 280) × (6 + 1)
c) 2469 × 8
d) (2 000 + 10 + 90) × 5
e) 10 280 × 7
g) (5 + 3) × (2 000 + 469)
Câu 6:  Điền số thích hợp vào ô trống
1 945 × 72 × 9 × (1 700 – 25 × 17 × 4) = ......
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống để tính bằng cách thuận tiện
25 × 9 × 4 × 7 = ( ......  × 7) x (25 ×  ......)
=   ........ × ........
= ...........

VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống

Có 6 thùng bánh trung thu, mỗi thùng có 25 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh.

Vậy có tất cả ..... cái bánh trung thu.

Câu 2: Có 5 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?

Câu 3: Có 8 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 4 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 8 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện?

VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tìm số bị chia biết rằng thương bằng tích của 50 và 10, số chia bằng 5

Vậy số bị chia cần tìm là?

Câu 2: Tích sau có tận cùng là chữ số nào

19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập luyện tập Toán 4 Chân trời, luyện tập Toán 4 Chân trời bài 14 Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, luyện tập bài 14 Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, luyện tập toán 4 chân trời bài 14 Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác