Bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình
Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Mỗi khu vực có những nét nổi bật cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, tính chất của đất đá…Do đó, việc phát triển kinh tế xã hội ở mỗi khu vực địa hình có những thuận lợi và khó khăn riêng.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Khu vực đồi núi
- Vùng núi Đông Bắc
- Vùng núi Tây Băc
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vùng núi Trường Sơn Nam
- Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ: Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
2. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
Đặc điểm so sánh | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Vị trí | Hạ lưu sông Hồng | Hạ lưu sông Cửu Long |
Diện tích | 15000 km2 | 40000 km2 |
Mạng lưới sông ngòi | Sông ngòi dày đặc | Mạng lưới kênh rạch do con người tạo ra. |
Hệ thống đê điều | Có đê ngăn lũ | Không có đê ngăn lũ |
Phù sa | Không được phù sa bồi đắp tự nhiên | Được bồi đắp tự nhiên. |
b. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ:
- Có diện tích 15000 km2, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu, bị cắt bởi nhiều dãy núi ăn sát ra biển.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.
- Bờ biển có hai loại: bờ biển mài mòn và bờ biển bồi tụ.
- Thềm lục địa miền băc và miền nam nông và rộng, miền trung sâu hơn.
Bình luận