Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Sông ngòi, kênh rạch, ao hồ …là những hình ảnh rất quen thuộc đối với chúng ta. Dòng nước khi vơi, khi đầy theo sát mùa khô, mùa mưa và mang lại cho ta bao nguồn lợi lớn. Song nhiều khi lũ lụt cũng gây ra những tai họa khủng khiếp cướp đi tính mạng và của cải của con người.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm chung
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung
- Hướng TB –ĐN: sông Đà, sông Hồng, sông Mã…
- Hướng vòng cung: Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a. giá trị của sông ngòi
- Thủy lợi, cung cấp nước sinh hoạt
- Thủy điện
- Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
- Giao thông
- Du lịch
- Khai thác vật liệu xây dựng
b. sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Nguyên nhân:
- Chặt phá rừng đầu nguồn
- Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
- Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện
- Vật liệu chìm làm cản trở dòng chảy tự nhiên…
- Hậu quả:
- Chết ngạt các sinh vật
- Thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn
- Xử lí chất thải, khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông…
Bình luận