Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng.
A.Kiến thức trọng tâm
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.
a. Giá trị về kinh tế
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng sinh hoạt
- Cung cấp một số loại thực phẩm, lương thực
- Nhiều loại có khả năng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành thủ công nghiệp
b. Gía trị về văn hoá, du lịch
- Sinh vật cảnh
- Tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh
- Nghiêm cứu khoa học
c. Môi trường sinh thái
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxi, làm sạch không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
- Ổn định độ phì của đất
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, chủ yếu là rừng thưa mọc lại
- Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp 35 – 38% diện tích đất tự nhiên
- Chất lượng rừng giảm sút, có nhiều loại cây quý hiếm đã cạn kiệt.
- Biện pháp khắc phục:
- Ban hành chính sách luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Nhiều loại động vật quý hiếm bị tuyệt chủng
- Gần 365 loài cần được bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng.
- Biện pháp bảo vệ:
- Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
Bình luận