Trắc nghiệm địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông:
- A.Sông Hồng và sông Mã
B.Sông Hồng và sông Cả
- C.Sông Đà và sông Mã
- D.Sông Đà và sông Cả
Câu 2: Giải thích tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?
- A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.
B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.
- C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
- D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.
Câu 3: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
- A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
- B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
- D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 4: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:
- A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
- B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
- D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 5: Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:
- A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng
B. Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.
- C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.
- D. Có những cánh cung núi lớn.
Câu 6: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
- A. Có hai sườn không đối xứng
- B. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.
- C. Vùng núi thấp.
D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 7: Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú:
A. Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.
- B. Mường Lát, Than Uyên, Nghĩa Lộ.
- C. Mường Thanh, Mộc Châu, Than Uyên.
- D. Mường Lò, Mường Thanh, Mường Kim.
Câu 8: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?
- A. Vùng biển Bắc Bộ
B. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ.
- C. Vùng biển Nam Bộ
- D. Vùng biển Trung Bộ
Câu 9: Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở
- A. Bắc Trung Bộ.
- B. Tây Bắc.
C. Tây Nguyên.
- D. Bắc Bộ.
Câu 10: Địa hình nước ta thấp dần theo hướng
- A. Bắc – Nam.
- B. Tây - Đông.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
- D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 11: Địa hình núi nước ta chạy theo hai hướng chính là
- A. Đông – Tây và vòng cung.
- B. Đông Bắc – Tây Nam và vòng cung.
- C. Bắc – Nam và vòng cung.
D. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
Câu 12: Cao nguyên nào không thuộc vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam ?
A. Mộc Châu.
- B. Lâm Viên.
- C. Mơ Nông.
- D. Di Linh.
Câu 13: Địa hình nào mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng ?
- A. Đồi trung du và cao nguyên.
- B. Núi thấp và đồi trung du.
- C. Sơn nguyên và bán bình nguyên.
D. Bán bình nguyên và đồi trung du.
Câu 14: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa
- A. đồng bằng sông Cửu Long.
B. đồng bằng sông Hồng.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. ven biển miền Trung.
Câu 15: Đồng bằng sông Cửu Long cao trung bình bao nhiêu mét so với mực nước biển ?
A. 2m - 3m.
- B. 4m - 5m.
- C. 3m - 4m.
- D. 1m - 2m
Câu 16: Đâu là đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A. Nhiều vùng đất trũng rộng lớn ngập úng sâu và khó thoát nước.
- B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- C. Vùng trong đê được bồi tụ phù sa hàng năm.
D. Đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của dải đồng bằng duyên hải miền Trung là
A. bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- B. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn.
- C. đồng bằng châu thổ sông.
- D. có đất phù sa màu mỡ.
Câu 18: Đèo Hải Vân nằm giữa các tỉnh nào của nước ta ?
- A. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- B. Đà Nẵng và Quảng Nam.
C. Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.
- D. Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Câu 19: Địa hình nổi bật của vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là
A. các cao nguyên ba dan xếp tầng rộng lớn.
- B. những cánh đồng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao.
- C. các bán bình nguyên và vùng đồi trung du.
- D. những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở.
Câu 20: Địa hình bán bình nguyên nước ta thể hiện rõ ở đâu ?
- A. Tây Nguyên.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
- D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 21: Vùng núi nào chạy từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 22: Nguyên nhân hình thành nên các dãy núi có hướng vòng cung ở phía Bắc nước ta là gì?
- A. Do sụt lún, đứt gãy địa hình theo hướng vòng cung.
- B. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- C. Sông ngòi chảy theo hướng vòng cung.
D. Khối nền cổ Việt Bắc khá lớn và có hình dáng tương đối tròn.
Câu 23: Đồng bằng sông Cửu Long cao trung bình .......... so với mực nước biển
A. 2m - 3m
- B. 1m - 2m
- C. 3m - 4m
Câu 24: Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ có tổng diện tích khoảng ........... km2 và chia thành nhiều đồng bằng nhỏ
- A. 20 000
- B. 30 000
- C. 40 000
D. 15 000
Câu 25: Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá ................... m
A. 100
- B. 200
- C. 250
- D. 150
Xem toàn bộ: Bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình
Bình luận