Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 8 bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hai tỉnh ở Tây Bắc nước ta có chung biên giới với Lào là

  • A. Lai Châu, Lào Cai
  • B. Thanh Hóa, Nghệ An
  • C. Hà Giang, Cao Bằng
  • D. Điện Biên, Sơn La

Câu 2: Đỉnh núi Phan Xi Păng – cao nhất nước ta nằm ở trên dãy núi nào của vùng Tây Bắc

  • A. Pu Đen Đinh
  • B. Pu Sam Sao
  • C. Hoàng Liên Sơn
  • D. Tây Côn Lĩnh

Câu 3: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền địa lí tự nhiên phía Bắc và phía Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 4: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giới hạn từ:

  •    A. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
  •    B. Miền thuộc hữu ngạn sông Đà đến Thừa Thiên - Huế.
  •    C. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
  •    D. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã

Câu 5: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên phong phú, nổi lên hàng đầu là:

  • A. Tài nguyên khoáng sản.
  • B. Tài nguyên rừng.
  • C. Tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đà.
  • D. Tài nguyên du lịch.

Câu 6: Địa hình của miền có đặc điểm:

  •    A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
  •    B. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
  •    C. Là vùng có các cao nguyên badan.
  •    D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

Câu 7: Hướng địa hình của vùng chủ yếu:

  •    A. Tây bắc-đông nam
  •    B. Tây-đông
  •    C. Bắc-nam
  •    D. Cánh cung

Câu 8: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:

  •    A. Miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
  •    B. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc –đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi.
  •    C. Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi.
  •    D. Cả 3 đặc điểm trên.

Câu 9: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

  •    A. Vĩ độ
  •    B. Gió mùa
  •    C. Địa hình
  •    D. Vị trí gần hay xa biển

Câu 10: Giá trị nổi bật của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

  •    A. Thủy lợi
  •    B. Du lịch
  •    C. Giao thông vận tải đường thủy
  •    D. Thủy điện

Câu 11: Từ vùng núi cao Tây Bắc đến vùng biển Bắc Thừa Thiên có đặc điểm tự nhiên nổi bật là:

  • A. Nhiều dải núi cao, sông sâu hướng tây bắc - đông nam.
  • B. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính do độ cao, hướng núi.
  • C. Có tài nguyên phong phú nhưng cũng nhiều thiên tai.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông:

  • A. Đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn.
  • B. Đến muộn, kết thúc sớm.
  • C. Lạnh nhất cả nước.
  • D. Khô hạn, ấm

Câu 13: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do:

  • A. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió (tây bắc - đông nam).
  • B. Gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
  • C. Miền Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cánh cung mở rộng đón gió mùa đông bắc.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Cho biết mùa mưa ở Tây Bắc (Lai Châu) diễn ra vào tháng nào?

  • A. Tháng 4, 5, 6.
  • B. Tháng 6, 7, 8.
  • C. Tháng 8, 9, 10.
  • D. Tháng 10, 11, 12.

Câu 15: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:

  •    A. Đất hiếm, crôm, thiếc, sắt, titan,đá quý…
  •    B. Than bùn, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
  •    C. Than đá, chì, bôxit, voforam, titan…
  •    D. Dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit,…

Câu 16: Những thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

  •    A. Ngập lụt, mưa lụt.
  •    B. Rét đậm, rét hại, sương muối
  •    C. Bão lũ, hạn hán, sương muối, giá rét.
  •    D. Gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh mẽ, bão lụt, hạn hán.

Câu 17: Ở Bắc Trung Bộ (Quảng Bình), các tháng mưa nhiều là:

  • A. Tháng 1,2, 3.
  • B. Tháng 4, 5, 6.
  • C. Tháng 7, 8, 9.
  • D. Tháng 9, 10, 11.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác