5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 53

5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 53. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc.

Câu 2: Nêu cơ sở xã hội của sự hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc thông qua đọc thông tin và quan sát Hình 3, Hình 4.

Câu 3: Nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và Nhà nước của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 4: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 1, Hình 7, Hình 8, nêu thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 5: Nêu những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 6: Hoàn thành bảng về những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc theo mẫu.

VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: 

- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). 

- Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.

Câu 2: 

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ cuốc sang cày góp phần tăng hiệu quả sản xuất

- Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: quý tộc, nông dân và nô tỳ.

- Quý tộc là tầng lớp có thế lực, nông dân là tầng lớp chiếm đại đa số và sản xuất chính, nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu và trao đổi sản vật đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

Câu 3: 

- Tổ chức xã hội:

+ Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

+ Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

- Tổ chức nhà nước:

+ Thời Văn Lang: Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

+ Thời Âu Lạc: bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang: đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp việc có các Lạc Hầu. Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang. Tuy vậy nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

Câu 4: 

*Hoạt động kinh tế:

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp.

+ Có bước tiến về công cụ kĩ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá, thủ công cũng phát triển.

*Đời sống vật chất:

+ Bữa ăn: lương thức chính là lúa, gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

+ Về trang phục: thường ngày phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất. Thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật,...

+ Về nhà ở: cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.

+ Về phương tiện đi lại: người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện chính là thuyền, bè.

Câu 5:

Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.

Nghệ thuật: Đạt đến trình độ thẩm mĩ khá cao. Những tác phẩm (trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức,...) thể hiện trình độ tinh xảo, kĩ thuật cao, phản ánh đời sống tinh thần phong phú.

Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

Câu 6:

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

Tổ chức xã hội và Nhà nước

Bữa ăn: lương thức chính là lúa, gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

Về trang phục: thường ngày phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất. Thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật,...

Về nhà ở: cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.

Về phương tiện đi lại: người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện chính là thuyền, bè.

 

Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.

Nghệ thuật: Đạt đến trình độ thẩm mĩ khá cao. Những tác phẩm (trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức,...) thể hiện trình độ tinh xảo, kĩ thuật cao, phản ánh đời sống tinh thần phong phú.

Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

 

- Tổ chức xã hội:

+ Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

+ Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

- Tổ chức nhà nước:

+ Thời Văn Lang: Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

+ Thời Âu Lạc: bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang: đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp việc có các Lạc Hầu. Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang. Tuy vậy nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

VẬN DỤNG

Câu 1: Biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang:

- Mở rộng lãnh thổ trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt.

- Cư dân biết sử dụng nỏ, có thể bắn nhiều mũi tên một lần.

- Xây dựng thành Cổ Loa, vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự.

Câu 2:

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là ngày lễ để người dân có dịp tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Thể hiện sự phát triển cao có tính chất trừu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa từ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ông bà trong gia đình, gia tộc và làng xã. Năm 2012, UNESCO đã ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0328/01-ngoc-lu-wpuj_1.jpg

Lễ hội Đền Hùng 100 năm trước

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0328/01-ngoc-lu-wpuj_2.jpg

Lễ hội Đền Hùng ngày nay


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 cánh diều, giải Lịch sử 10 cánh diều trang 53, giải Lịch sử 10 CD trang 53

Bình luận

Giải bài tập những môn khác