5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 69

5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 69. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức bộ máy nhà nước của nền văn minh Đại Việt.

Câu 2: Đọc thông tin, tư liệu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Câu 3: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.

Câu 4: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt.

Câu 5: Nêu những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt qua đọc và quan sát Hình 3.

Câu 6: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.

Câu 7: Nêu những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt qua đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 5 trong mục d. Nêu vai trò của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Câu 8: Nêu những thành tựu về văn học của nền văn minh Đại Việt.

Câu 9: Đọc thông tin và quan sát Hình 7:

- Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt

- Nêu giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt
Câu 10: Khai thác thông tin trong Bảng 1, nêu những thành tựu tiêu biểu về khoa học kỹ thuật của nền văn minh Đại Việt.

Câu 11: Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt thông qua khai thác thông tin và quan sát Hình 8, Hình 9.

VẬN DỤNG

Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô và bạn đọc.

PHẦN II: 5 PHÚT TRẢI BÀI.

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: 

- Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được hoàn thiện và củng cố từ trung ương đến địa phương. .

- Bộ máy nhà nước chia thành lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.

- Cấp hành chính trung ương gồm: vua, quan đại thần, các cơ quan giám sát.

- Cấp trung ương bao gồm: đạo/ thừa tuyên, phủ, huyện/ châu, xã hoặc phường hoặc sách,…

Câu 2:

Vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

- Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp.

- Năm 1042, dưới triều Lý Thái Tông, ban hành bộ luật đầu tiên trong lịch sử là bộ luật Hình thư, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt.

- Bộ luật dưới triều Trần, Hậu Lê và Nguyễn đều được ban hành ổn định trật tự xã hội.

- Nội dung chủ yếu trong các bộ luật là đề cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của giai tầng thống trị, bảo vệ lợi ích nhân dân, trong đó bao gồm cả quyền lợi của phụ nữ.

Câu 3:Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn Đại Việt:

- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang.

-Trong triều đình có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.

Phân tích tác động của những thành tựu đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng là lúa nước.. Canh tác nông nghiệp yêu cầu phương thức sản xuất mới và phát triển.

- Công cuộc khai hoang đất nông nghiệp gắn với việc định cư xây dựng xóm làng, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng  phòng thủ đất nước.

- Nhà nước tăng cường vận động nhân dân phòng thủ đắp đê ngăn lũ trên quy mô rộng lớn hình thành một hệ thống đê điều, thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước.
Câu 4:

Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của nền văn minh Đại Việt:

- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển: dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,..

- Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...

- Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với sản phẩm đa dạng và tinh xảo.

Câu 5:

Những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt:

- Chợ làng và chợ huyện được hình thành và phát triển, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp. 

- Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất và phát triển dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ. Nhờ hoạt động buôn bán sầm uất các đô thị cổ dần dần hình thành và phát triển.
Câu 6:

Tư tưởng

- Phật giáo có ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội mạnh mẽ dưới thời Lí, Trần

- Tư tưởng Nho giáo: gắn với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần, Lê Sơ

- Dưới thời Lê Sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn.

Tôn giáo

- Phật giáo thịnh trị dưới thời Lí, Trần, sức ảnh hưởng mạnh ở tầng lớp thống trị và dân gian.

- Đạo giáo: dung hòa cùng tín ngưỡng bản địa

Câu 7:

* Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt:

- Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.

- Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu tạc tượng Chu Công, Khổng Tử.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1076, vua Lý thành lập Quốc Tử Giám để dạy cho hoàng tử, công chúa.

- Từ thời Trần thành lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. 

- Có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê Sơ, con em bình dân cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.

- Thi cử được tổ chức chính quy và trải qua 3 vòng thi (Hương, Hội, Đình) và có hình thức vinh danh.

* Vị trí của Văn Miếu- Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt:

- Năm 1070, dưới triều vua Lý Thánh Tông thành lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và Chu Công.

- Đến thời vua Lý Nhân Tông năm 1076, Văn Miếu trở thành Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho hoàng tử, công chúa trở thành trường Đại học đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

- Đến thời Lê Sơ năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.

Câu 8:

+ Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ, với nhiều tác phẩm như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,...

+ Văn học chữ Nôm xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV. Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại, cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người.

+ Văn học dân gian tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI-XVIII. Nội dung chủ yếu là phản ánh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương,...

Câu 9:

Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt:

- Nghệ thuật kiến trúc:

- Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững trãi. 

- Tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích. 

- Âm nhạc: nhạc dân gian, nhạc cung đình,…; nhạc cụ phong phú: trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,… Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát bội,…

- Lễ hội: nhiều loại hình như hội múa, tết Nguyên đán, lễ Tịch Điền, Thanh minh, Đoan Ngọ,… 

“ An Nam tứ đại khí” gồm bốn công trình lớn dưới hai triều đại Lý- Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên. Được coi là bốn kỳ quan, bốn quốc bảo của thời đại Lý- Trần. Trải qua nhiều biến động lịch sử bốn bảo vật này không còn, tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong các sự tích, nhắc nhở về một thời đại hưng thịnh Phật giáo và những giá trị tự hào dân tộc mà chúng mang lại.

Câu 10:

- Sử học: 

+ Cơ quan: Quốc Sử Viện. 

+ Nhiều bộ sử lớn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư…

- Địa lý: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (triều Lê Sơ) và triều Nguyễn có Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),...

- Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn; Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ- Lê Trung Hưng).

- Y học: Nguyễn Bá Tĩnh- Lê Tĩnh với tác phẩm Nam dược thần hiệu và Lê Hữu Trác- Hải Thượng Lãn Ông với tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

- Toán học: Tác phẩm Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh và Lập thành toán pháp Vũ Hữu.

- Kỹ thuật: Đúc súng thần cơ, đại bác, đóng thuyền chiến (Cổ Lâu), xây dựng thành lũy (Hoàng thành Thăng Long và kinh thành Huế).

Câu 11:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Văn minh Việt cổ có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

VẬN DỤNG

Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô, bạn đọc:

+ Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt. Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

+ Từ những con rối riêng lẻ của một số nghệ nhân đã phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của người dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Với trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên loại hình nghệ thuật múa rối nước. Từ những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống và được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới. Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.

+ Trong những năm qua, nghệ thuật rối nước của Việt Nam đã và đang được bảo vệ và phát triển tương xứng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế, giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới. Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia, là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 cánh diều, giải Lịch sử 10 cánh diều trang 69, giải Lịch sử 10 CD trang 69

Bình luận

Giải bài tập những môn khác