5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 12

5 phút giải Lịch sử 10 cánh diều trang 12. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Vậy Sử học có những đóng góp gì vào sự kiện trên? Sử học có mối quan hệ và vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch?

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Dựa vào thông tin và khai thác các hình từ 1 đến 3, nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Câu 2: Nêu vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Câu 3: Khai thác thông tin và tư liệu trong mục a, giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

Câu 4: Khai thác thông tin và các hình trong mục b, nêu tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

Câu 5: Lập bảng tóm tắt mối quan hệ giữ Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

VẬN DỤNG

Câu 1: Kể tên một di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó.

Câu 2: Thiết kế một poster giới thiệu một di sản ở địa phương em đang sinh sống (hoặc em biết) có thể phát triển du lịch.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

Qua sự kiện trên, Sử học đã góp phần không nhỏ vì di sản văn hóa, cụ thể là Vịnh Hạ Long qua Hình 1 là một bộ phận của lịch sử trong quá khứ, thuộc lịch sử và được bảo tồn, phát huy cho đến hôm nay.

Sử học có mối quan hệ chặt chẽ và vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch.

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Sử học và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của khoa học lịch sử.

Câu 2:

+ Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.

+ Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.

+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Câu 3:

Lịch sử và văn hóa chính là những nguồn tài nguyên quan trọng để khai thác và phát triển du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc lịch sử và văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch.

Câu 4: Có 3 tác động chính:

- Du lịch góp phần quảng bá rộng rãi giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương và cộng đồng ra bên ngoài.

- Du lịch góp phần bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, sự quan tâm, bảo vệ của cộng đồng và các cấp chính quyền đối với các di tích lịch sử, văn hóa.

- Du lịch góp phần tạo ra nguồn kinh phí và các nguồn lực khác để hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 5:

- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.

- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng.

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản

- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.

- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hiệu quả, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

VẬN DỤNG

Câu 1: 

- Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.

Nằm bên bồ hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này đã tạo nên cho chúng ta một miền đất hội tụ và giao thoa văn hóa đa dạng.

Với sự pha trộn, giao thoa của nhiều nét đẹp khác nhau. Những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An là vật chứng sống động nhất cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị xưa. Các hội quán, đền miếu là công trình tiêu biểu cho dấu tích của người hoa. Nằm bên cạnh đó là những mái nhà ghi lại nét truyền thống của người Việt và những ngồi nhà mang đậm phong cách cổ kính của Pháp. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

- Đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đô thị cổ Hội An:

+ Giữ vệ sinh môi trường

+ Thường xuyên chăm sóc, bảo trì những di sản có tính lịch sử quan trọng

+ Quảng bá vẻ đẹp của Hội An là nhiệm vụ của mỗi công dân Việt Nam

Câu 2: Ví dụ:

Poster quả bá du lịch Cần Thơ dưới con mắt của sinh viên FPoly


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 10 cánh diều, giải Lịch sử 10 cánh diều trang 12, giải Lịch sử 10 CD trang 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác