5 phút giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức trang 18
5 phút giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức trang 18. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
1/ Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào?
2/ Từ thông tin và biểu đồ trên, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam.
3/ Hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào. Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
2/ Từ thông tin 2, em hãy nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ý nghĩa của các hoạt động đó đổi với Việt Nam.
3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
1/ Từ thông tin 2, em hãy cho biết chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa gì trong thực hiện đường lối hội nhập kinh tế của Đảng ta.
2/ Em hãy nhận xét việc thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta của ông T trong trường hợp trên. Theo em, việc làm đó ảnh hưởng thể nào đến hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
3/ Em hãy xác định trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây thể hiện đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao?
a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới.
b. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi.
c. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.
d. Trong tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến
liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng.
Câu 2: Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế:
a. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc
vào bên ngoài. c. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến.
Câu 3: Em hãy kể tên những hiệp định Việt Nam đã tham gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ứng với mỗi cấp độ hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu và nêu ý nghĩa của việc tham gia này đối với sự phát triển của đất nước.
Câu 4: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một số kết quả thực hiện chủ trương dưới đây ở địa phương em
Câu 5: Từ quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 06-NQ/TW của Đảng “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu”, em hãy cho biết mỗi công dân nên làm gì để đóng góp vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
VẬN DỤNG
Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của mình về cơ hội đối với lao động trẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và những việc học sinh cần làm để tận dụng cơ hội đó
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
MỞ ĐẦU
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Lợi ích: mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh,...
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế
1/ Để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều sau:
+ Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ.
+ Tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ.
Lợi ích của các quốc gia thành viên được đảm bảo như sau:
+ Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.
+ Các cam kết trong Hiệp định được thiết kế theo cách thức phù hợp đảm bảo mang lại lợi ích cho các bên đồng thời tuân thủ những chuẩn mực quốc tế chung.
+ Hiệp định thiết lập nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao, cùng có lợi.
2/
+ Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.
+ Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
+ Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Đóng góp của xuất khẩu vào GDP.
+ Đầu tư nước ngoài (FDI.
3/ Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu.
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
1/
+ Hội nhập kinh tế song phương: Đây là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương.
+ Hội nhập kinh tế khu vực: Đây là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực. Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu.
+ Hội nhập kinh tế toàn cầu: Đây là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế.
Ý nghĩa: Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn, thuộc top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển xuất khẩu, du lịch, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Nó cũng giúp Việt Nam hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động.
2/
+ Thương mại quốc tế: Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước.
+ Đầu tư quốc tế: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2022 đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.
+ Các dịch vụ thu ngoại tệ: Việt Nam đã thực hiện các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, xuất nhập khẩu lao động, thanh toán và tín dụng.
Lợi ích: giúp Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển xuất khẩu, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
1/
+ Thu hút công nghệ tiên tiến.
+ Kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
+ Phát triển doanh nghiệp trong nước.
+ Nâng cao xếp hạng môi trường kinh doanh.
2/ Việc ông T tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình trên tàu để đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài là vi phạm chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta khuyến khích hợp tác, hợp tác và tuân thủ các quy định pháp luật quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
3/
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng.
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
+ Phát hiện và phê phán những trường hợp không tuân thủ pháp luật.
LUYỆN TẬP
Câu 1:
Phát biểu đúng: b, c.
b. Vì mối quan hệ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi, nghĩa là mọi bên đều có lợi ích từ việc hợp tác và giao lưu kinh tế. Qua đó, cả hai hoặc nhiều bên đều mong muốn có sự phát triển và tăng cường sức mạnh kinh tế.
c. Vì khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia thường phải thảo luận và đề xuất các điều khoản phù hợp với lợi ích của họ.
Câu 2:
Phát biểu c đúng vì hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ giúp các quốc gia mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế cạnh tranh, mà còn giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Câu 3:
- Hội nhập song phương: VKFTA, VJEPA, VCFTA…
- Hội nhập khu vực: ASEAN, AEC,…
- Hội nhập toàn cầu: WTO, WB
Ý nghĩa:
+ Góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
+ Mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 4:
Bắc Giang đã thực hiện nhiều hoạt động hội nhập quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể:
+ Hợp tác với các đối tác quốc tế: Bắc Giang đã tiếp xúc và hợp tác với nhiều đối tác quốc tế, bao gồm cả các doanh nghiệp và tổ chức từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này đã giúp Bắc Giang mở rộng quan hệ hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Tham gia các hội nghị và hội thảo quốc tế: Bắc Giang đã tham gia nhiều hội nghị và hội thảo quốc tế, như Hội thảo đầu tư Kanagawa và Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản 2023”. Tham gia các sự kiện này giúp Bắc Giang nắm bắt cơ hội và xu hướng mới trong hội nhập quốc tế.
+ Tăng cường hợp tác với các tỉnh khác: Bắc Giang đã tăng cường hợp tác với các tỉnh khác trong cả nước để phát huy thế mạnh của từng địa phương và tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 5:
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng.
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế.
VẬN DỤNG
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho lao động trẻ. Trước hết, hội nhập mở rộng thị trường lao động, tạo cơ hội việc làm cho lao động trẻ. Thứ hai, hội nhập giúp lao động trẻ tiếp cận với công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức. Lao động trẻ cần phải cạnh tranh với lao động từ nhiều quốc gia khác.
+ Học hỏi và Nâng cao kỹ năng: Học sinh cần chủ động trong việc học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt, kỹ năng sử dụng công nghệ và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
+ Hiểu biết về thị trường lao động: Học sinh cần nắm bắt thông tin về thị trường lao động, hiểu biết về nhu cầu của thị trường để định hướng cho mình một con đường phù hợp.
+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để lao động trẻ Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, học sinh cần phải chủ động, không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức trang 18, giải Kinh tế pháp luật 12 KNTT trang 18
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận