5 phút giải Địa lí 6 kết nối tri thức trang 102

5 phút giải Địa lí 6 kết nối tri thức trang 102. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ VÀ ĐỊA LÝ.

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

CH1: Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy

a. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

b. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

CH1: Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4

A globe with red and blue lines

Description automatically generated

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

CH2: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

PHẦN II. ĐÁP ÁN

CH1:

a. Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.

- Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

b. So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:

- Đường vĩ tuyến dài nhất là đường xích đạo, đường kinh tuyến dài nhất là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

- Các đường kinh tuyến bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của trái đất, mà trái đất là dạng hình cầu).

- Các đường vĩ tuyến có đường kính nhỏ dần từ vĩ tuyến gốc đến các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất.

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

CH2: Tọa độ các điểm:

A (60°B, 120°Đ)

B (23°27′B, 60°Đ)

C (30°N, 90°Đ)

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH1. Có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ.

- Có tất cả 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ.

CH2. Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:

- Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23'B, kinh độ 105°20'Đ

- Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34'B, kinh độ 104°40'Đ

- Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22'B, kinh độ 102°09'Đ

- Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24'Đ


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 6 kết nối tri thức, giải Địa lí 6 kết nối tri thức trang 102, giải Địa lí 6 KNTT trang 102

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo