5 phút giải Địa lí 12 cánh diều trang 77

5 phút giải Địa lí 12 cánh diều trang 77. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 16. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Trong cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Vậy ở nước ta, dịch vụ có vai trò gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ngành dịch vụ? Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ra sao?

I. VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta.

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

- Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

II. GIAO THÔNG VẬN TẢI

CH1: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường bộ ở nước ta.

CH2: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sắt ở nước ta.

CH3: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố giao thông vận tải đường thủy nội địa ở nước ta.

CH4: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải đường biển ở nước ta.

CH5: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải đường hàng không ở nước ta.

III. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CH: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành bưu chính ở nước ta.

CH: Dựa vào thông tin và hình 16.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành viễn thông ở nước ta.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 16.3, hãy:

a) Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông ở nước ta năm 2010 và năm 2021.

b) Nhận xét và giải thích.

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội sau:

- Một tuyến quốc lộ đi qua địa phương em.

Một trong các đầu mối giao thông ở địa phương em (1 cảng biển hoặc 1 cảng hàng không hoặc 1 bến xe).

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

* Vai trò của dịch vụ

- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP; là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế

- Đặc điểm dân số 

- Khoa học công nghệ

- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Thị trường

- Vị trí địa lí 

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá 

* Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

 

Giao thông vận tải

Bưu chính viễn thông

Tình hình phát triển

+ Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo.

+ Các dịch vụ viễn thông quan trong như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và internet.

Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện.

 

Phân bố

Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.

Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống

I. VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

CH: 

- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (41.2%, năm 2021); là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

CH: 

* Các nhân tố ảnh hưởng

- Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất da dạng dã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.

- Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

- Khoa học công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.

- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo,.... đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

- Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.

- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Nước

ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.

- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch.....

* Ví dụ

- Việt Nam có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn => Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,...

- Nước ta nằm ở vị trí án ngữ hàng hải quốc tế, nhiều bãi biển đẹp => Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư,...

II. GIAO THÔNG VẬN TẢI

CH1: 

* Sự phát triển

- Mạng lưới đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông.... và đã phủ kín khắp cả nước. 

- Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo vĩ độ và hẹp ngang nên đã hình thành hai tuyển trục chính là Bắc – Nam và Đông - Tây.

- Trong giai đoạn 2010 – 2021, vận tài đường bộ phát triển nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng như hàng hoá.

- Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

* Phân bố

- Các trục đường bộ xuyên quốc gia Bắc – Nam gồm có: quốc lộ 1 ở phía đông, tuyển đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta; đường Hồ Chí Minh, tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở dải đất phía tây đất nước, các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đã được đưa vào khai thác ở một số tuyến (như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây....).

- Các trục ngang theo hướng Đông Tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, kết nối các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc 16 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26,...). Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các trục vành đai và vành đai đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

- Các đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

CH2: 

* Sự phát triển

- Mạng lưới đường sắt ở nước ta có tổng chiều dài khoảng trên 3,3 nghìn km, kết nối với các trung tâm kinh tế, các đô thị, các vùng nông nghiệp với mạng lưới đường sắt quốc tế (Lạng Sơn, Lào Cai).

- Đường sắt Bắc – Nam (còn gọi là đường sắt Thống Nhất) bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc ở Thành phố Hồ Chí Minh, chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo chiều dài đất nước.

- Ngành vận tải đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá của các ngành vận tải. Công nghệ, thiết bị, phương tiện vận tải của ngành đang được đầu tư, hiện đại hoá.

- Xu hướng phát triển của ngành là ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông vận tài trong nước và liên vận quốc tế,

* Phân bố

- Các tuyến đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn,.....

- Các tuyến đường sắt đô thị được phát triển ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

CH3: 

* Sự phát triển 

- Các tuyến đường thuỷ nội địa chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà Nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng bao gồm: tuyến Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai, tuyển Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình, tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng. tuyến Hải Phòng – Ninh Bình,... Các cảng sông chính là: Khuyến Lương (Hà Nội), Gia Đức (Hải Phòng), Long Sơn (Ninh Bình), Hoà Phát (Hải Dương).....

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực phía nam kết nối trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ, trong đó phải kể đến tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương, tuyển Thành phố Hồ Chí Minh Cần Thơ – Cà Mau.... Các cảng sông lớn là: Long Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Bến Lức (Long An).....

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bản từng tỉnh, thành phố.

- Đường thuỷ nội địa ở nước ta chủ yếu vận chuyển hàng hoá, hiện đảm nhận khoảng 15,0% khối lượng hàng hoá vận chuyển và trên 13,0 % khối lượng hàng hoá luân chuyên của toàn ngành nhờ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận tải hàng hoá khối lượng lớn, chi phí thấp. Tuy nhiên các cảng, bến thuỷ nội địa ở nước ta còn kết nối kém với đường bộ.

* Phân bố

Mạng lưới đường thuỷ nội địa nước ta phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyển ở khu vực miền Trung - Tây Nguyễn.

CH4: 

* Sự phát triển

Mạng lưới giao thông vận tải đường biển với các tuyến vận tải nội địa và quốc tế cùng hệ thống cảng biển ở nước ta không ngừng phát triển phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá; tạo động lực phát triển các vùng; đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, khai thác lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tiềm năng về biển.

Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá tăng (riêng giai đoạn 2020-2021 giảm do tác động của đại dịch COVID-19). Ngành vận tải đường biển đứng đầu các ngành vận tải ở nước ta về khối lượng luân chuyển hàng hoá.

* Phân bố

Hệ thống cảng biển đã được hình thành gắn với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn. Tính đến năm 2021, cả nước có 34 cảng biển, trong đó có cảng biển được quy hoạch thánh cảng trung chuyển quốc tế là cảng Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà). Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là: Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh....

CH5: 

* Sự phát triển

- Giao thông vận tải hàng không ở nước ta phát triển nhanh cả về đường bay và cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, góp phần phục vụ yêu cầu kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập.

- Hệ thống cảng hàng không nước ta phân bố tương đối hợp lí. Tính đến năm 2021, cả nước có 22 cảng, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. 

- Ngành vận tải hàng không phát triển rất nhanh số lượng hành khách vận chuyển chỉ đứng sau ngành vận tải đường bộ.

* Phân bố

- Các cảng Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất là càng hàng không cửa ngõ quốc tế, đầu mối vận tải hàng không lớn bậc nhất nước ta.

- Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang được xây dựng với công suất 100 triệu hành khách/năm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách nội địa và quốc tế, thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển.

III. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CH: 

* Sự phát triển

- Mạng bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi.

- Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng, năm 2021 đạt 26,8 nghìn tỉ đồng.

- Tính đến năm 2021, cả nước có hơn 13 nghìn điểm bưu điện, trong đó có hơn 8,1 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã với trên 2,6 nghìn bưu cục giao dịch. 

- Mạng lưới vận chuyển bưu chính với nhiều đường thư, trong đó có cả đường thư quốc tế tới khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Nhiều dịch vụ bưu chính đã ra đời như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, phát hành báo chí, chuyển tiền,...

- Ngành bưu chính đang tích cực dây mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia. 

* Phân bố

- Các bưu cục Trung ương đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

CH: 

* Sự phát triển

- Ngành viễn thông nước ta phát triển theo hướng hiện đại, rộng khắp, tạo thành mạng lưới kết nối quan trọng, đồng bộ với dung lượng lớn, tốc độ cao, góp phần to lớn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Mạng lưới viễn thông phát triển nhanh, đa dạng, bao gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn. Mạng điện thoại và số thuê bao điện thoại tăng nhanh, trong đó điện thoại di động, điện thoại thông mình được dùng phổ biến.

- Mạng truyền dẫn phát triển và hội nhập với quốc tế qua hệ thống vệ tinh và cáp quang. 

- Nhờ sự phát triển của công nghệ số và hạ tầng viễn thông, nước ta đang chuyển dịch thành hạ tầng số, đáp ứng xu hướng và yêu cầu phát triển chính phủ số, kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia.

* Phân bố

- Hiện nay, nước ta có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế và hai hệ thống truyền dẫn vệ tinh. 

- Mạng băng rộng cổ định phủ sóng toàn quốc, mạng băng rộng di động phát triển mạnh mẽ, trong đó 99,8% dân số được phủ sóng 4G, mạng di động 5G đang được triển khai ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang.... 

- Số thuê bao internet và doanh thu dịch vụ viễn thông có tốc độ tăng trường cao. Hai trạm trung chuyển internet quốc gia là Hà Nội và Bình Dương.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: 

a. Vẽ biểu đồ

Xử lí số liệu:

 

2010

2021

Doanh thu dịch vụ bưu chính

3.3%

7.8%

Doanh thu dịch vụ viễn thông

96.7%

92.2%

 

Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu doanh thu dịch vụ bưu chính và viễn thông ở nước ta năm 2010 và năm 2021.

b. Nhận xét 

- Doanh thu dịch vụ bưu chính giai đoạn 2010 – 2021 tăng 4.5%, từ 3,3% lên 7,8%; tăng 2,4 lần.

- Doanh thu dịch vụ viễn thông giai đoạn 2010 – 2021 giảm 4,5%, từ 96,7% còn 92,2%; giảm 1,05 lần.

=> Giải thích: Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh mẽ, phủ sóng rộng khắp, đặc biệt là mạng Internet. Mạng lưới bưu cục rộng khắp, hiện đại. Dịch vụ bưu chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh thu bưu chính tăng trưởng đều đặn.

Câu 2: Quốc lộ 1A, còn được mệnh danh là "xương sống" của Việt Nam, là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài hơn 2.300 km, trải dài từ Lạng Sơn ở phía Bắc đến Cà Mau ở cực Nam. Quốc lộ 1A không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh thành mà còn là con đường mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của đất nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, quốc lộ 1A đã chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh, di cư, và cả những đổi thay to lớn của đất nước. Con đường này là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Quốc lộ 1A cũng là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, từ những mái đình cổ kính ở miền Bắc đến những cánh đồng lúa bát ngát ở miền Nam. Ngày nay, quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông quan trọng, đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con đường này góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa, kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm và tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, quốc lộ 1A cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề như: tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trong việc nâng cao ý thức tham gia giao thông, bảo vệ môi trường và sử dụng an toàn tuyến đường. Quốc lộ 1A là một biểu tượng của Việt Nam, là con đường mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa và kinh tế to lớn. Chúng ta cần chung tay bảo vệ và phát triển con đường này để nó mãi mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 12 cánh diều, giải Địa lí 12 cánh diều trang 77, giải Địa lí 12 CD trang 77

Bình luận

Giải bài tập những môn khác