Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Cánh diều bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

DỊCH VỤ

BÀI 16. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Phần 1: Mục tiêu bài học

- Khái quát được vai trò của ngành dịch vụ, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng của các ngành dịch vụ.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

- Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích liên quan đến giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

Phần 2: Bài học

I. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ

1. Vai trò

- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP; là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất da dạng dã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.

 - Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

 - Khoa học công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.

 - Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. 

 - Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.

 - Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Nước ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.

- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch...

II. Giao thông vận tải

1. Đường bộ

- Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông.... và đã phủ kín khắp cả nước.

- Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo vĩ độ và hẹp ngang nên đã hình thành hai tuyển trục chính là bắc và đông - tây. nam

- Các trục đường bộ xuyên quốc gia theo hướng bắc nam gồm có: quốc lộ 1; đường Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đã được đưa vào khai thác ở một số tuyến.

- Các trục ngang theo hướng đông - tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các trục vành đai và vành đai đô thị.

- Các đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Đường sắt

- Mạng lưới đường sắt ở nước ta có tổng chiều dài khoảng trên 3,3 nghìn km, kết nối với các trung tâm kinh tế, các đô thị, các vùng nông nghiệp với mạng lưới đường sắt quốc tế.

- Đường sắt Bắc - Nam bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc ở Thành phố Hồ Chí Minh, chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo chiều dài đất nước. Các tuyến đường sắt khác tập trung chủ yếu ở miền Bắc.

- Các tuyến đường sắt đô thị được phát triển ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngành vận tải đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá của các ngành vận tải. 

- Công nghệ, thiết bị, phương tiện vận tải của ngành đang được đầu tư, hiện đại hoá.

- Xu hướng phát triển của ngành là ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông vận tải trong nước và liên vận quốc tế.

3. Đường thủy nội địa

- Các tuyến đường thuỷ nội địa chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà Nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Các cảng sông chính là: Khuyến Lương, Gia Đức, Long Sơn, Hoà Phát...

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực phía nam kết nối trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ.

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bản từng tỉnh, thành phố.

- Đường thuỷ nội địa ở nước ta chủ yếu vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên các cảng, bến thuỷ nội địa ở nước ta còn kết nối kém với đường bộ.

Mạng lưới đường thuỷ nội địa nước ta phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyển ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

4. Đường biển

- Mạng lưới giao thông vận tải đường biển với các tuyến vận tải nội địa và quốc tế cùng hệ thống cảng biển ở nước ta không ngừng phát triển. 

- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá tăng.

- Ngành vận tải đường biển đứng đầu các ngành vận tải ở nước ta về khối lượng luân chuyển hàng hoá.

Hệ thống cảng biển đã được hình thành gắn với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn. 

- Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là: Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh....

5. Đường hàng không

- Giao thông vận tải hàng không ở nước ta phát triển nhanh cả về đường bay và cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, góp phần phục vụ yêu cầu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập.

- Hệ thống cảng hàng không nước ta phân bố tương đối hợp lí. 

- Ngành vận tải hàng không phát triển rất nhanh, số lượng hành khách vận chuyển chỉ đứng sau ngành vận tải đường bộ.

III. Bưu chính viễn thông

1. Bưu chính

- Mạng bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi. 

- Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng.

- Mạng lưới vận chuyển bưu chính với nhiều đường thư, trong đó có cả đường thư quốc tế tới khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

- Nhiều dịch vụ bưu chính đã ra đời như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, phát hành báo chí, chuyển tiền,... 

- Ngành bưu chính đang tích cực đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia. 

- Các bưu cục Trung ương đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Viễn thông

- Ngành viễn thông nước ta phát triển theo hướng hiện đại, rộng khắp.

- Mạng lưới viễn thông phát triển nhanh, đa dạng.

- Mạng điện thoại và số thuê bao điện thoại tăng nhanh, trong đó điện thoại di động, điện thoại thông minh được dùng phổ biến.

- Mạng truyền dẫn phát triển và hội nhập với quốc tế qua hệ thống vệ tỉnh và cáp quang.

- Số thuê bao internet và doanh thu dịch vụ viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao. 

- Nhờ sự phát triển của công nghệ số và hạ tầng viễn thông, nước ta đang chuyển dịch thành hạ tầng số, đáp ứng xu hướng và yêu cầu phát triển chính phủ số, kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CD bài 16: Giao thông vận tải và bưu, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 16: Giao thông vận tải và bưu, Ôn tập Địa lí 12 cánh diều bài 16: Giao thông vận tải và bưu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác