5 phút giải Địa lí 12 cánh diều trang 140

5 phút giải Địa lí 12 cánh diều trang 140. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 25. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vấn để đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta. Vậy vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên? Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng ra sao?

I. KHÁI QUÁT

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu khái quát về dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.1, hãy chứng minh thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.1, hãy: 

- Giải thích tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM

CH: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày vai trò của sản xuẩt lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lấy ví dụ cụ thể.

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.2, hãy trình bày tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

IV. DU LỊCH

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.2, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CH: Dựa vào thông tin và hình 25.2, hãy trình bày tình hình phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 25.1, hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích và sản lượng sản xuất lúa gạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2021. Rút ra nhận xét.

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn về một trong những nội dung dưới đây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

- Loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử.

- Một sản phẩm hoặc hoạt động du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

* Thế mạnh

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Mê Công và phù sa biển. 

+ Vùng có quỹ đất lớn với các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu; nhóm đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng trũng Cà Mau,..... nhóm đất mặn ở vành đai ven biển.

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá giữa mùa khô và mùa mưa rõ rệt. 

+ Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có hai nhánh sông chính (sông Tiền và sông Hậu) của hệ thống sông Cửu Long với nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hoà 

+ Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng năm 2021.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang với nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; vùng biển có nhiều đảo, quần đảo và một số bãi tắm. 

+ Khoáng sản có giá trị nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi. 

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đang được hoàn thiện, trong đó hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại.... 

+ Đặc trưng của vùng đất sông nước cùng truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc của vùng 

* Hạn chế

- Là một trong những vùng của nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. 

- Mùa khô kéo dài, triều cường gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

* Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng

- Sản xuất lương thực 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm trên 50 %, năng suất lúa cả năm luôn cao hơn trung bình cả nước.

+ Vùng đã thay đổi giống lúa năng suất thấp sang giống lúa cao sản, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái, thay đổi mùa vụ, cải tạo thuỷ lợi, cải tạo đất hoang hoa, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn.... 

- Sản xuất thực phẩm 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước ta cả về giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản. 

+ Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đây là vùng nuôi vịt hàng hoá lớn nhất cả nước. 

+ Chăn nuôi gia súc nổi bật là lợn và bò. 

- Du lịch: Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có các sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,....

I. KHÁI QUÁT

CH: 

* Vị trí địa lí

- Đồng bằng sông Cửu Long có ba mặt giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia.

- Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và mở rộng giao lưu các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế.

* Phạm vi lãnh thổ

- Đồng bằng sông Cửu Long gồm có thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. 

- Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 40,9 nghìn km², vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang).

CH: 

- Đồng bằng sông Cửu Long có dân số đông, năm 2021 là khoảng 17,4 triệu người (chiếm trên 17% cả nước). 

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,55 %. Về cơ cấu, số dân trong nhóm 15 – 64 tuổi chiếm 69,4% dân số toàn vùng.

- Năm 2021, mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long là 426 người/km², tỉ lệ dân số thành thị chiếm 26,4% tổng số dân của vùng.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất (đặc biệt là nghề trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản) cùng với văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng.

II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN

CH: 

* Thế mạnh

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Mê Công và phù sa biển. 

+ Vùng có quỹ đất lớn với các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu; nhóm đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng trũng Cà Mau,..... nhóm đất mặn ở vành đai ven biển. Điều kiện địa hình và đất đã tạo thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm quy mô lớn.

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá giữa mùa khô và mùa mưa rõ rệt. => Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và du lịch.

+ Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có hai nhánh sông chính (sông Tiền và sông Hậu) của hệ thống sông Cửu Long với nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hoà là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động du lịch. Hơn nữa, địa hình thấp, cắt xẻ nhiều tạo nên nhiều vùng trũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng năm 2021, chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm ở các vườn quốc gia (U Minh Thượng, U Minh Hạ,...), khu dự trữ sinh quyển thế giới (Mũi Cà Mau, Kiên Giang,...) cùng động vật có giá trị, đặc biệt là các loài cá và loài chim. Hệ sinh thái rừng trong vùng có ý nghĩa rất lớn trong việc cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang với nhiều bãi cá, bãi tôm lớn; vùng biển có nhiều đảo, quần đảo và một số bãi tắm. Những điều đó tạo thế mạnh cho vùng phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Khoáng sản có giá trị nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa (tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai – Thổ Chu), than bùn (ở Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang, Hậu Giang) và đá vôi (ở Kiên Giang). Đây là nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đang được hoàn thiện, trong đó hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại.... tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

+ Đặc trưng của vùng đất sông nước cùng truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc của vùng đã tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

* Hạn chế

- Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng của nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. 

- Mùa khô kéo dài, triều cường gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

CH: 

* Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vùng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Vì vậy, việc sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải đi đôi với cải tạo.

- Việc cải tạo và sử dụng hợp lí tự nhiên nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước, trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh; góp phần khẳng định vị trí, vai trò là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta.

* Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên

Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế gắn với khai thác hiệu quả các thế mạnh, đồng thời cải tạo tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể:

+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững gắn xây dựng nông thôn mới với các sản phẩm trọng tâm là thuỷ sản, trái cây và lúa gạo.

+ Chú trọng phát triển mạnh ngành du lịch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển năng lượng tái tạo.

+ Tăng cường công tác quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công; chủ động kiểm soát lũ, đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong vùng.

III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM

CH: 

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực và thực phẩm của nước ta, việc phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm có vai trò rất lớn đối với vùng và cả nước. Cụ thể:

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng do tự nhiên mang lại.

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

+ Giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Góp phần sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái.

CH: 

* Sản xuất lương thực 

- Lúa là cây lương thực chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm hơn 99% diện tích cây lương thực có hạt).

- Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm trên 50 %, năng suất lúa cả năm luôn cao hơn trung bình cả nước.

- Vùng dã thay đổi giống lúa năng suất thấp sang giống lúa cao sản, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái, thay đổi mùa vụ, cải tạo thuỷ lợi, cải tạo đất hoang hoa, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn.... Lúa được trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang.

* Sản xuất thực phẩm 

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước ta cả về giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản. 

- Giá trị sản xuất thuỷ sản của vùng chiếm trên 50% của cả nước (năm 2021).

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn, chiếm gần 72% của cả nước năm 2021, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh với các loại thuỷ sản đa dạng như: cá da trơn, cá chình, cá lóc, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò huyết, nghêu.... 

- Các mô hình nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn là: Cà Mau (đứng đầu cả nước), Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng....

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng liên tục và chiếm gần 39% sản lượng thuỷ sản khai thác cả nước (năm 2021), chủ yếu khai thác xa bờ. 

- Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch, các địa phương trong vùng đã chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Các tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn là: Kiên Giang (đứng đầu cả nước), Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang....

- Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đây là vùng nuôi vịt hàng hoá lớn nhất cả nước. 

- Chăn nuôi gia súc nổi bật là lợn và bò. Đàn lợn và đàn bò tăng khá nhanh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thị trường trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. DU LỊCH

CH: 

Tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú và độc đáo, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Vùng đồng bằng châu thổ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều cù lao, cồn như: cù lao Thới Sơn, cù lao Dung, cồn Phụng..... xứ sở của các vườn cây ăn quả, chợ nổi; hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm điển hình (U Minh Thượng, U Minh Hạ,...), vườn quốc gia (Tràm Chim, Phú Quốc...). các sân chim, vườn cò.

+ Ngoài ra, tài nguyên du lịch biển, đảo ở Phú Quốc, Hà Tiên cũng rất hấp dẫn.

- Về tài nguyên du lịch văn hoá: 

+ Hệ thống các chùa Khơ-me và nhiều di tích lịch sử – văn hoá đặc thù và đa dạng như di tích khảo cổ (Óc Eo), di tích cách mạng, văn hoá tín ngưỡng, trong đó có nhiều di tích quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm – Xoài Mút, Trại giam Phú Quốc, + Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng). Đặc biệt, vùng có nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

CH: 

- Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có các sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,....

- Hằng năm, Đồng bằng sông Cửu Long thu hút khoảng 7% số khách quốc tế, gần 13 – 15% khách nội địa do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm gần 7% cả nước (năm 2021).

- Thành phố Cần Thơ và thành phố Phú Quốc là trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của vùng, ngoài ra trong vùng có một số khu và điểm du lịch khác như: 

+ Thới Sơn (Tiền Giang), Năm Căn – Mũi Cà Mau (Cà Mau), khu lưu niệm Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Tràm Chim (Đồng Tháp), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), 

+ Các điểm du lịch gắn với hệ sinh thái rừng ở các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới của vùng....

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: 

Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2021

Nhận xét:

Diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2010 - 2021 có sự biến động:

- Diện tích trồng lúa cao nhất là 4301,5 nghìn ha (2015); thấp nhẩt là 3898,6 nghìn ha (2021).

- Sản lượng lúa cao nhất là 25,6 triệu tấn (2015); thấp nhất là 23,8 triệu tấn (2020).

Câu 2:

Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa của Đồng bằng sông Cửu Long

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật âm nhạc độc đáo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình nghệ thuật này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. Đờn ca tài tử là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, thơ ca và nghệ thuật biểu diễn. Đờn ca tài tử thường được biểu diễn bởi một ban nhạc gồm ba nhạc cụ: đàn kìm, đàn tranh và đàn bầu. Các bài ca tài tử thường có nội dung về tình yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống đời thường. Đờn ca tài tử là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đờn ca tài tử góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của khu vực. Đờn ca tài tử là một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến với Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, đờn ca tài tử đang được bảo tồn và phát triển; nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử được thành lập ở các địa phương. Các cuộc thi đờn ca tài tử được tổ chức thường xuyên. Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật độc đáo và quý báu của Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân và thu hút du khách đến với Đồng bằng sông Cửu Long.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 12 cánh diều, giải Địa lí 12 cánh diều trang 140, giải Địa lí 12 CD trang 140

Bình luận

Giải bài tập những môn khác