Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Cánh diều bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 25. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phần 1: Mục tiêu bài học

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.

- Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng.

- Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.

- Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tư liệu, trình bày các thế mạnh, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, du lịch của vùng.

- Vẽ được biểu đồ kinh tế – xã hội, nhận xét và giải thích.

Phần 2: Bài học

I. Khái quát

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Ba mặt giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia. 

=> Tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển đa dạng các ngành kinh tế biến và mở rộng giao lưu các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế.

- Gồm có thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh.

- Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 40,9 nghìn km², vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải.

2. Dân số

- Vùng có dân số đông. 

- Vùng có nhiều dân tộc sinh sống. 

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cùng với văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng.

II. Sử dụng hợp lí tự nhiên

1. Thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế

a) Thế mạnh

* Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Mê Công và phù sa biển. 

- Vùng có quỹ đất lớn với các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa sông, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn. 

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá giữa mùa khô và mùa mưa rõ rệt. 

- Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có hai nhánh sông chính của hệ thống sông Cửu Long với nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hoà là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động du lịch. Hơn nữa, địa hình thấp, cắt xẻ nhiều tạo nên nhiều vùng trũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú. Hệ sinh thái rừng trong vùng có ý nghĩa rất lớn trong việc cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

- Có vùng biển rộng lớn, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang với nhiều bãi cả, bãi tôm lớn; vùng biển có nhiều đảo, quần đảo và một số bãi tắm. 

- Khoáng sản có giá trị nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi.

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đang được hoàn thiện, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Đặc trưng của vùng đất sông nước cùng truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc của vùng đã tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

b) Hạn chế

- Là một trong những vùng của nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

- Mùa khô kéo dài, triều cường, gia tăng xâm nhập mặn vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

2. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững gắn xây dựng nông thôn mới với các sản phẩm trọng tâm là thuỷ sản, trái cây và lúa gạo.

- Chú trọng phát triển mạnh ngành du lịch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển năng lượng tái tạo.

- Tăng cường công tác quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công, chủ động kiểm soát lũ, đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong vùng.

III. Phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm

1. Vai trò

- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng do tự nhiên mang lại.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

- Giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Góp phần sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái

2. Tình hình phát triển

a) Sản xuất lương thực

Lúa là cây lương thực chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta.

- Vùng đã chuyển từ giống lúa năng suất thấp sang giống lúa cao sản, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái, thay đổi mùa vụ, cải tạo thuỷ lợi, cải tạo đất hoang hoá, chủ động tưới tiêu, xả phèn, rửa mặn.

b) Sản xuất thực phẩm

- Là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước ta cả về giá trị sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản. 

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh với các loại thuỷ sản đa dạng. 

- Các mô hình nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. 

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng liên tục, chủ yếu khai thác xa bờ. Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch, các địa phương trong vùng đã chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá. 

- Đứng đầu cả nước về trồng rau các loại, chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đây là vùng nuôi vịt hàng hoá lớn nhất cả nước. Gia súc chủ yếu là lợn và bỏ. Đàn lợn và đàn bò tăng khả nhanh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thị trường trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. Du lịch

1. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch rất phong phú và độc đáo, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: 

+ Vùng đồng bằng châu thổ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều cù lao, cồn; là xứ sở của các vườn cây ăn quả, chợ nổi, có hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm điển hình, vườn quốc gia, các sân chim, vườn có. 

+ Ngoài ra, tài nguyên du lịch biển, đảo ở Phú Quốc, Hà Tiên cũng rất hấp dẫn.

- Về tài nguyên du lịch văn hoá: 

+ Hệ thống các chùa Khơ-me và nhiều di tích lịch sử - văn hoá đặc thù và đa dạng như di tích khảo cổ (Óc Eo), di tích cách mạng, văn hoá tín ngưỡng, trong đó có nhiều di tích quốc gia đặc biệt.

+ Đặc biệt, vùng có nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

2. Tình hình phát triển

- Có các sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo,...

- Hằng năm, Đồng bằng sông Cửu Long thu hút khoảng 7% số khách quốc tế, gần 13 – 15% khách nội địa do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm gần 7% cả nước.

- Thành phố Cần Thơ và thành phố Phú Quốc là trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của vùng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CD bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên, Ôn tập Địa lí 12 cánh diều bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác