5 phút giải Công nghệ 10 thiết kế và công nghệ kết nối tri thức trang 14

5 phút giải Công nghệ 10 thiết kế và công nghệ kết nối tri thức trang 14. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

I. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC LUYỆN KIM, CƠ KHÍ

CH1: Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao nhiêu?

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH2: Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong các hình a, b thuộc loại nào; hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH3: Quan sát và cho biết Hình 3.4 (a và b) mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH4: Sử dụng internet hoặc qua sách, báo để hiểu về nguyên lí gia công trên máy tiện và máy phay

CH5: Quan sát và cho biết trên Hình 3.6 (a và b) mô tả công nghệ hàn nào?

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH6: Sử dụng internet hoặc qua sách, báo... tìm hiểu thêm về các loại máy hàn MAG (Metal Active Gas - hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ hoạt hóa) đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

CH7: Quan sát Hình 3.7 và cho biết có thể sử dụng những công nghệ nào trong lĩnh vực cơ khí để chế tạo sản phẩm như hình.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

II. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

CH1: Quan sát Hình 3.8 và nêu nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH2: Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian tương ứng đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện - quang. Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH3: Em hãy lựa chọn loại bóng đèn em sử dụng trong gia đình, hãy giải thích sự lựa chọn đó.

CH4: Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện - cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại điện - cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến.

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH5: Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình 3.11

Giải bài 3 Công nghệ phổ biến

CH6: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây.

CH7: Quan sát và kể tên các thiết bị trong gia đình em có sử dụng các công nghệ được nêu trong bài học. Kể tên các công nghệ phổ biến khác mà em biết.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1: Hình 3.1 mô tả công nghệ hàn. 

Sản phẩm của công nghệ này rất đa dạng như đồ gia dụng, xây dựng 

Công nghệ khác là: công nghệ luyện kim, công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ điện - quang, công nghệ điện - cơ, công nghệ tự động hóa...

I. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC LUYỆN KIM, CƠ KHÍ

CH1:  2000 độ C

CH2: 

Hình a: Đúc ly tâm

Nguyên lí làm việc: Phương pháp đúc ly tâm sử dụng trọng lực và áp suất để ép nguyên liệu vào khuôn. 

  • Hình b: Đúc áp lực

Nguyên lí làm việc:

+ Giai đoạn 1: Rót kim loại lỏng (nhôm, kẽm, chì,…) vào trong buồng ép, hai nửa khuôn ép chặt với nhau, vào vị trí làm việc. 

+ Giai đoạn 2: Ép vật liệu. 

+ Giai đoạn 3: Tháo khuôn. 

+ Giai đoạn 4: Đẩy vật đúc ra khỏi lòng khuôn động. 

CH3: a: Gia công trên máy phay         b: Gia công trên máy tiện

CH4: Nguyên lí gia công trên máy tiện: Máy tiện hoạt động dựa trên chuyển động xoay tròn của phôi và chuyển động của hệ thống lưỡi dao để cắt gọt chi tiết. 

Nguyên lí gia công trên máy phay: 

+ Bước 1: Xuất File thiết kế CAD 2D/3D sau đó lập trình trên phầm mềm CAM 

+ Bước 2: Chương trình được đưa vào bộ xử lý sẽ biến chương trình CAM thành mã G -Code mà máy có thể đọc. 

+ Bước 3: Mã G-Code được tải lên CNC với tất cả các công cụ cắt gọt cần thiết 

+ Bước 4: Sau đó, máy sẽ được đưa vào chế độ tự động khởi động và điều khiển tất cả các tính năng của máy 

+ Bước 5: Việc còn lại của người đứng máy là theo dõi quá trình vận hành nhằm đảm bảo máy hoạt động ổn định và xử lí khi có sự cố xảy ra.

CH5: a: Hàn áp lực         b: Hàn nóng chảy

CH6: Máy hàn Mag là một loại máy hàn công nghiệp sử dụng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ, còn được gọi là hàn dây, hàn CO2. Tên gọi quốc tế là Gas Metal ARC Welding (GMAW).

CH7: a sử dụng công nghệ đúc           b sử dụng công nghệ hàn và gia công áp lực

II. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

CH1:

Giai đoạn 1. Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.

Giai đoạn 2. Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.

Giai đoạn 3. Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.

Giai đoạn 4. Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.

CH2: Đèn sợi đốt: 1879            Đèn phóng điện: 1934               Đèn LED: 2006

CH3: Gia đình em lựa chọn sử dụng bóng đèn LED vì loại đèn này có tuổi thọ cao, ít tỏa nhiệt nên có thể giảm được lượng phát khí thải CO2, tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường

CH4: Dạng quay: quạt điện, máy sấy tóc      Dạng tịnh tiến là: van điện từ, rơ le.

CH5:  

  • Máy móc lắp ráp bánh xe ô tô vào thân xe. 
  • Máy móc lắp đặt động cơ xe vào trong xe.
  • Công nhân kiểm tra xe sau khi hoàn thiện

CH6: tivi, máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng, loa bluetooth...

CH7: Học sinh tự liên hệ


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 10 thiết kế và công nghệ kết nối tri thức, giải Công nghệ 10 thiết kế và công nghệ kết nối tri thức trang 14, giải Công nghệ 10 thiết kế và công nghệ KNTT trang 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác