Video giảng vật lí 10 kết nối bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường
Video giảng vật lí 10 kết nối bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được thế nào là độ dịch chuyển.
- Nhận biết và phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được.
- Nhận biết và phân biệt được hệ tọa độ, hệ quy chiếu ứng với chuyển động.
- Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp của một vật tham gia hai chuyển động vuông góc với nhau.
- Xác định được vị trí một địa điểm trên bản đồ dân dụng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Từ bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm
Theo em, để xác định vị trí của một vật người ta làm như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Để xác định vị trí của vật, người ta dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên trục tọa độ được xác định theo một tỷ lệ xác định .
- Để xác định được thời điểm, người ta sẽ phải chọn một mốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm được chọn làm mốc đến thời điểm cần xác định.
Chú ý: Khi vật chuyển động trên đường thẳng thì chỉ cần dùng hệ tọa độ có điểm gốc O (vị trí của vật mốc) và trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động của vật.
Nội dung 2: Độ dịch chuyển
Đại lượng vectơ là gì?
Video trình bày nội dung:
- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.
Kí hiệu là: d
Một sự thay đổi vị trí của vật có thể được thực hiện bằng nhiều quãng đường đi được khác nhau. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, quãng đường đi được không thể dùng để mô tả sự thay đổi vị trí của vật. Khái niệm độ dịch chuyển ra đời đã giải quyết được vấn đề đó.
Nội dung 3: Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được là hai khái niệm?
Video trình bày nội dung:
+ Độ dịch chuyển và quãng đường đi được là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta không thể kết luận về mối quan hệ hay sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.
+ Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
………..