Video giảng vật lí 10 kết nối bài 19: Lực cản và lực nâng

Video giảng vật lí 10 kết nối bài 19: Lực cản và lực nâng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 19: LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG (2 TIẾT)

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Mô tả được bằng các ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc không khí); lực nâng (đẩy lên trên) của nước.

- Thảo luận để nêu lên được kết luận độ lớn của lực cản phụ thuộc những yếu tố nào.

- Phân biệt được lực đẩy Archimedes với lực nâng mà chất lưu tác dụng lên vật chuyển động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:

Khi cho hai ô tô này chạy thử nghiệm trên cùng quãng đường 100 km, với cùng tốc độ 72 km/h, các kĩ sư thấy rằng ô tô A tiêu thụ ít nhiên liệu hơn nhiều so với ô tô B. Câu hỏi: Vì sao khi chúng chạy với cùng một tốc độ như nhau thì xe B lại tiêu thụ ít xăng hơn xe A?BÀI 19: LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG (2 TIẾT)

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Lực cản của chất lưu.

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau: Em có nhận xét gì về hướng của chuyển động và hướng của lực cản? Ý nghĩa của lực cản?

- Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào tờ giấy chueyenr động được xa hơn: Để thẳng tờ giấy và vo tròn tờ giấy?

- Hình khí động học là gì? Có đặc điểm gì?

- Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào yếu tố nào?

Video trình bày nội dung:

- Hướng của lực cản ngược với hướng của chuyển động.

- Lực cản sẽ cản trở chuyển động của vật. 

- Tờ giấy vo tròn chuyển động được xa hơn tờ giấy để phẳng, do tờ giấy để phẳng có diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí lớn hơn.

- Vật có hình dạng con thoi được gọi là hình khí động học. Vật có hình dạng như vậy thì sẽ chịu lực cản nhỏ.

- Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

Nội dung 2. Lực nâng của chất lưu.

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí, thì vật chịu những lực nào?

- Lực nâng có tác dụng gì?

- Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy cho biết: Khi tàu thuyền chuyển động trên nước sẽ chịu tác dụng của lực nào?

- Vật chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes khi nào?

- Có phải trong tất cả mọi trường hợp thì lực đẩy Archimedes là lực nâng không?

Video trình bày nội dung:

- Khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí, thì ngoài lực cản của nước hay không khí thì vật còn chịu tác dụng của lực nâng.

- Lực nâng có tác dụng: 

+ Nâng máy bay lên cao để máy bay có thể di chuyển trong không khí. 

+ Giúp tàu thuyền nổi và di chuyển được trên mặt nước. 

- Khi tàu thuyền chuyển động trên nước thì nó sẽ chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes

- Điều kiện xuất hiện của lực đẩy Archimedes: Vật được nhúng trong chất lưu. 

- Không phải tất cả các trường hợp, lực nâng là lực đẩy Archimedes. Lực đẩy Archimedes là một trường hợp riêng của lực nâng.

………..

Nội dung video bài 19: Lực cản và lực nâng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác