Video giảng vật lí 10 kết nối bài 18: Lực ma sát

Video giảng vật lí 10 kết nối bài 18: Lực ma sát. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 18: LỰC MA SÁT (2 TIẾT)

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Mô tả được bằng các ví dụ thực tiễn và biểu diễn được lực ma sát.

- Nêu được ví dụ về các loại lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.

- Biết những đặc điểm của lực ma sát trượt.

- Viết và vận dụng công thức tính độ lớn lực sát.

- Lấy được ví dụ về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Xin mời cả lớp cùng quan sát hành đồng sau đây của cô, cô đang cố gắng đẩy chiếc bàn GV trên sàn lớp học nhưng bàn không di chuyển được, theo em: Điều gì ngăn cản khiến cái bàn không di chuyển được? 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Nội dung 1. Lực ma sát nghỉ

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Lực ma sát nghỉ là gì?

- Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở đâu?

Tình huống nào liên quan đến lực ma sát nghỉ: Xoa hai bàn tay vào nhau và Đặt vali lên băng chuyền đang chuyển động ở sân bay. Giải thích. 

Video trình bày nội dung:

- Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, khi vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động.

- Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật

- Tình huống: Đặt vali lên băng chuyền đang chuyển động ở sân bay là có xuất hiện lực ma sát nghỉ. Vì ta thấy vali nằm yên trên băng chuyền. Đó là do lực ma sát nghỉ tác dụng lên bề mặt tiếp xúc giữa vali và băng chuyền, ngăn cho vali không chuyển động trên bề mặt của băng chuyền. 

Nội dung 2. Lực ma sát trượt.

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

- Lực ma sát trượt là gì và có ý nghĩa gì?

- Khi xoa hai bàn tay vào nhau có xuất hiện ma sát trượt không? Vì sao? 

- Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Hãy cho biết mối quan hệ của áp lực và lực ma sát?

- Độ lớn của lực ma sát trượt có phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc không?

- Hệ số ma sát trượt là gì?

- Hãy so sánh lực ma sát trượt và lực ma sát lăn?

Video trình bày nội dung:

- Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt. 

- Ý nghĩa: Lực ma sát trượt cản trở vật trượt trên bề mặt tiếp xúc

- Khi xoa hai bàn tay vào nhau có xuất hiện ma sát trượt vì khi đó, hai bàn tay trượt lên nhau.

- Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.

- Mối quan hệ: Áp lực và lực ma sát có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau.

- Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.

- Hệ số ma sát trượt là tỉ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt Fms và áp lực N.

- Trong các điều kiện cùng áp lực N thì lực ma sát nghỉ tác dụng vào vật lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt tác dụng lên các vật trượt rất nhiều. 

………..

Nội dung video bài 18: Lực ma sát còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác