Video giảng vật lí 10 kết nối bài 29: Định luật bảo toàn động lượng

Video giảng vật lí 10 kết nối bài 29: Định luật bảo toàn động lượng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI  29: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (2 TIẾT)

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong các trường hợp va chạm đơn giản.

- Thảo luận để thiết kế phương án, hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:

BÀI  29: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (2 TIẾT)

- Câu hỏi đặt ra: Vì sao thuyền bị lùi trở lại?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Định luật bảo toàn động lượng.

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

- Hãy dựa vào SGK và cho biết thế nào là hệ kín?

- Hãy lấy ví dụ về hệ kín.

- Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn động lượng. 

- Hãy viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng. 

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Một hệ gồm nhiều vật được gọi là hệ kín khi:

+ Không có ngoại lực tác dụng lên hệ

+ Hoặc nếu có thì các lực ấy cân bằng nhau

- Ví dụ hệ kín: Khi được phóng, nhiên liệu đốt cháy làm cho tên lửa được phóng ra. Như vậy hệ chỉ có nội lực của các vật của hệ tác dụng lẫn nhau cụ thể là lực do nhiên liệu bị đốt cháy và lực do tên lửa tạo ra, ngoài ra không có tác dụng của những lực khác => Vậy hệ gồm tên lửa và nhiên liệu khi được phóng là một hệ kín.

- Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

- Gọi vận tốc của vật trước va chạm là v1và v2; sau va chạm là v1'và v2'

=> Biểu thức định luật bảo toàn động lượng của hệ này là:

p = p1+p2 = p1'+p2'. 

=> p = m1 . v1 + m2. v2 = m1 .v1'+m2. v2’.

Nội dung 2. Khảo sát hai loại va chạm

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Hãy nêu khái niệm và tính chất của va chạm đàn hồi.

- Nếu sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm thì va chạm đó gọi là gì?

- Tổng động lượng, động năng sau va chạm mềm có bằng nhau không?

Video trình bày nội dung:

Khái niệm: Va chạm đàn hồi là va chạm mà sau khi va chạm, các vật trong hệ vật chuyển động tách rời nhau. 

- Tính chất: Trong va chạm đàn hồi, tổng động lượng, động năng của hệ trước và sau va chạm bằng nhau. 

- Nếu sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm thì va chạm đó gọi là va chạm mềm. 

- Trong va chạm mềm, tổng động lượng trước và sau va chạm bằng nhau nhưng tổng động năng trước và sau va chạm không bằng nhau. Sau va chạm, tổng động năng bị hao hụt.

………..

Nội dung video bài 29: Định luật bảo toàn động lượng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác