Video giảng Toán 4 kết nối bài 4 Biểu thức chứa chữ

Video giảng Toán 4 kết nối bài 4 Biểu thức chứa chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết được biểu thức chứa một chữ, hai chữ, ba chữ

- Tính được giá trị của biểu thức chứa chữ với các giá trị cụ thể của mỗi chữ trong biểu thức đó. Vận dụng vào tính chu vi, diện tích các hình theo các công thức có chứa chữ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học hôm nay, các em cùng cô tham gia một trò chơi sau đây nhé! Trò chơi của chúng ta có tên là “Đi tìm ẩn số”

+ Mục đích: Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức.

+ Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 3 đội (mỗi dãy bàn một đội). GV chuẩn bị ba bảng kẻ ô

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNGBÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ

+ Cách chơi: GV phát cho mỗi nhóm một bảng kẻ ô số và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện ghi số cần tìm vào ô trống màu xanh. Đại diện một em trình bày bài của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét kiểm tra bài làm của nhóm. Mỗi ô trống điền đúng được 2 điểm. Đội làm trong thời gian nhanh nhất được 2 điểm, đội xong thứ 2 được cộng 1 điểm.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. KHÁM PHÁ

Bây giờ, các em hãy cùng cô đi khám phá một số bài tập sau:

  • Nêu các ví dụ về biểu thức chữ
  • Tính giá trị của biểu thức 40 – b với b = 15
  • Tính giá trị của biểu thức 174 – b với b = 4

Video trình bày nội dung: 

Ví dụ: Biểu thức: 16 – a

+ Nếu a = 3 thì 16 – a = 16 – 3 = 13, 13 là một giá trị của biểu thức 16 – 3

+ Nếu a = 10 thì 16 – a = 16 – 10 = 6, 6 là một giá trị của biểu thức 16 – 3

Với b = 15, ta được: 40 – b = 40 – 15 = 25

Với b = 4, ta được: 174 – b = 174 – 174 = 0

 2. HOẠT ĐỘNG

Bây giờ cô cùng các em đi giải một số bài tập nhé!

Nội dung 1: Hoàn thành BT1 

Tính giá trị của biểu thức.

a) 125 : m với m = 5

b) (b + 4) × 3 với b = 27

Video trình bày nội dung: 

a) Với m = 5, giá trị của biểu thức là: 125 : m = 125 : 5 = 25

b) Với b = 27, giá trị của biểu thức là: (b + 4) × 3 = (27 + 4) × 3 = 31 × 3 = 93

Nội dung 2: Hoàn thành BT2 

Em hãy giải bài toán sau: 

Chu vi P của hình vuông có độ dài cạnh là a được tính theo công thức: P = a x 4. Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5cm, a = 9cm

Video trình bày nội dung: 

Chu vi hình vuông với a = 5cm

P = a X 4 = 5 X 4 = 20 cm

Chu vi hình vuông với a = 9 cm

P = a X 4 = 9 X4 = 36 cm

Nội dung 3: Hoàn thành BT3 

Với mỗi giá trị của biểu thức a trong mỗi trường hợp dưới đây, hãy chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a 

  • Giá trị của biểu thức với a = 2.
  • Giá trị của biểu thức với a = 5.
  • Giá trị của biểu thức với a = 7.
  • Giá trị của biểu thức với a = 6.

Video trình bày nội dung: 

+ 45 là giá trị của biểu thức 35 + 5  a với a = 2 (P = 35 + 5  2 = 35 + 10 = 45)

+ 60 là giá trị của biểu thức 35 + 5  a với a = 5 (P = 35 + 5  5 = 35 + 25 = 60)

+ 65 là giá trị của biểu thức 35 + 5  a với a = 6 (P = 35 + 5  6 = 35 + 30 = 65)

+ 70 là giá trị của biểu thức 35 + 5  a với a = 2 (P = 35 + 5  7 = 35 + 35 = 70)

3. LUYỆN TẬP 1

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi luyện tập một số bài tập dưới đây để hiểu kĩ hơn về bài học nhé!

Nội dung 1: Hoàn thành BT1

Em hãy giải bài: Số? dưới đây:

Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = (a + b) × 2

Hãy tính chu vi của hình chữ nhật theo kích thước sau:

Chiều dài (cm)

Chiều rộng (cm)

Chu vi hình chữ nhật (cm)

10

7

34

25

16

?

34

28

?

Video trình bày nội dung: 

Chiều dài (cm)

Chiều rộng (cm)

Chu vi hình chữ nhật (cm)

10

7

34

25

16

(25 + 16) × 2 = 82

34

28

(34 + 28) × 2 = 124

Nội dung 2: Hoàn thành BT2

Hãy tính giá trị biểu thức trong mỗi trường hợp sau: 

a) Tính giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2

b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27

Video trình bày nội dung: 

Giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2 là:

a + b × 2 = 8 + 2 × 2 = 12

Giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27 là:

(a + b) : 2 = (15 + 27) : 2 = 21

Nội dung 3: Hoàn thành BT3

Hãy nhìn vào quãng được dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Quãng đường ABCD gồm 3 đoạn như hình vẽ dưới đây.

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNGBÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ

Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:

a) m = 4 km, n = 7 km

b) m = 5 km, n = 9 km

Video trình bày nội dung: 

Biểu thức tính độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n

a) Với m = 4 km, n = 7 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)

b) Với m = 5 km, n = 9 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)

Đáp số: a) 17 km

b) 20 km

Nội dung 4: Hoàn thành BT4

Hãy tính giá trị biểu thức trong mỗi câu sau đây:

a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2

b) Trong ba giá trị biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất?

Video trình bày nội dung: 

a) Với m = 0, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4

Với m = 1, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 1 ) = 12 : 2 = 6

Với m = 2, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12

b) Vì 4 < 6 < 12 nên trong ba giá trị tìm được ở câu a, với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.

..............

Nội dung video Bài 4 Biểu thức chứa chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác