Video giảng Toán 4 kết nối bài 20 Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng
Video giảng Toán 4 kết nối bài 20 Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Củng cố sử dụng, chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích và thời gian trong các tình huống thực tế.
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- HS được củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát lên bảng và thực hiện so sánh mỗi câu sau:
a. 4 tạ 36 kg ? 300 kg
b. 21 m2 ? 2100 dm2
Chúng ta vừa được gợi nhắc lại các đơn vị đo. Cô trò mình sau đây sẽ cùng luyện tập các kiến thức này trong Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, các em hãy hoàn thành các bài tập sau:
Nội dung 1. Hoàn thành bài tập 1
Dưới đây là các nguyên liệu được sử dụng trong buổi triển lãm.
a) Chọn câu trả lời đúng.
Cát mịn cân nặng là:
A. 5 tấn
B. 5 tạ
C. 5 yến
D. 2 yến
b) Tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn có đủ 1 tạ không?
Video trình bày nội dung:
a) Chọn C
b) Có đủ 1 tạ
Nội dung 2. Hoàn thành bài tập 2
Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Dưới mỗi chai lọc nước người ta đặt một tấm bìa hình vuông cạnh 3 dm. Diện tích mỗi tấm bìa là:
A. 9 mm2
B. 9 cm2
C. 9 dm2
D. 9 m2
Video trình bày nội dung:
Diện tích mỗi tấm bìa hình vuông:
3 x 3 = 9 (dm2)
→ Chọn C
Nội dung 3. Hoàn thành bài tập 3
Em hãy đọc và giải bài toán sau:
Thời gian để lọc được 500 ml nước của các chai lọc nước là:
Chai A: 250 giây
Chai B: 4 phút
Chai C: 3 phút 50 giây
Hỏi trong ba chai đó, chai nào cần ít thời gian nhất để lọc được 500 ml nước?
Video trình bày nội dung:
Đổi:
Chai A: 250 giây
Chai B: 4 phút = 240 giây
Chai C: 3 phút 50 giây = 230 giây
→ Chai C cần ít thời gian nhất.
.............
Nội dung video Bài 10 Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đó đại lượng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.