Video giảng tiếng Việt 3 chân trời bài 3 Như có ai đi vắng

Video giảng tiếng Việt 3 chân trời bài 3 Như có ai đi vắng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc: 
  • Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý, nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây liên lạc bị hỏng.
  • Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được Phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.
  • Nghe – viết được đoạn Vườn trưa, phân biệt êch/ uênh, ch/ tr, ac/ at 
  • Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.
  • Đặt được câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau nói về đặc điểm của các sự vật, hiện tượng.
  • Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường, biết chia sẻ cảm xúc khi liên lạc với người thân,

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô yêu cầu cả lớp chia nhóm để thực hiện yêu cầu: Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý:

 

- GV cho HS hoạt động nhóm đối hoặc nhóm nhỏ chia sẻ về những điều em thưởng trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, các em đọc bài “Như có ai đi vắng”sau đó thực hiện yêu cầu sau :

+ Cách đọc một số từ khó và ngắt nghỉ một số câu dài.

+ Giải thích một số từ khó.

Video trình bày nội dung:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: xa ngái, quá chừng, reo giòn, ... 

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Chẳng thấy/ ông nội đầu/

Mà giọng ông/ nói đấy/

Áp tai/ vào ống nghe/

Đỡ nhớ ông/ biết mấy!//

 

Quê nội/ thì xa ngái/

Chưa một lần/ về thăm/

Chỉ nghe qua/ điện thoại/

Mà quá chừng/ nhớ mong//

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó: 

• Xa ngái: phương ngữ - như xa xôi xa và cách trở về không gian, thời gian

• Bất chợt: xảy ra bất ngờ và trong khoảnh khắc,...

....

Nội dung 2: Luyện đọc hiểu

Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau: 

+ Câu 1: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?

 

+ Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?

+ Câu 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?

+ Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: 

Bạn nhỏ kể rằng mình trò chuyện với ông nội qua điện thoại được nghe thấy tiếng ông dù ông không ở đây.

+ Câu 2: 

- Đỡ nhớ ông biết mấy 

- Mà quá chừng nhớ mong.

+ Câu 3: 

Cả nhà thấy buồn, hụt hẫng, như có người vắng nhà.

+ Câu 4: Em thích nhất hình ảnh khi đường dây điện thoại bị đứt cả nhà ai cũng nhớ mong, như có người đi vắng. Điều này thể hiện tình cảm của bạn nhỏ bố mẹ với ông nội.

………..

Nội dung video bài 3: Như có ai đi vắng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác